Cận thị và loạn thị cái nào nặng hơn?
Chuyên gia nhãn khoa nhận định rất khó có thể khẳng định loạn thị và cận thị cái nào nặng hơn bởi đây là hai tật khúc xạ hoàn toàn khác nhau. Một tật lại thu nhận được hình ảnh về mắt có tính chất không giống nhau, mức độ nặng nhẹ của chúng cũng khác nhau với các dấu hiệu, biểu hiện cũng khác. Trong trường hợp nếu cùng xét hai tật khúc xạ này ở cùng mức độ nặng thì tật loạn thị sẽ khó khắc phục hơn cận thị.
Nếu tật cận thị khiến người mắc phải chỉ nhìn rõ những vật ở gần và nhìn mờ những vật ở xa thì loạn thị khiến cho mắt nhìn mờ ở mọi khoảng cách, hình ảnh mắt thu được bị mờ, nhòe, méo mó hoặc nhìn một vật có thể thấy 2 đến 3 nét mờ.
Khi cần đeo kính để hỗ trợ thị lực, người loạn thị cần sử dụng thấu kính hội tụ giúp điều chỉnh các tia sáng của hình ảnh hội tụ về một điểm trên võng mạc. Trong khi đó, người cận thị cần đeo kính chỉnh lõm giúp điều chỉnh khúc xạ ánh sáng về võng mạc, giúp thị lực tốt hơn khi nhìn mọi vật ở xa.
Tật cận thị nếu không được phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời có thể gia tăng độ cận nặng dần theo thời gian. Còn đa phần các trường hợp loạn thị đều không tăng độ theo thời gian hoặc ít tăng. Tuy nhiên, nếu người loạn thị không có chế độ chăm sóc mắt phù hợp, sinh hoạt điều độ, kiểm soát độ loạn tốt cũng có thể khiến cho loạn thị gia tăng cấp độ.
>>>>Có thể bạn quan tâm: Loạn thị có tăng độ không? Lời khuyên từ chuyên gia
Sẽ không có một thước đo chuẩn mực nào giúp nhận định loạn thị với cận thị tật nào nặng hơn. Cả hai tật đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho mắt của chúng ta. Dù bạn đang mắc phải tật nào ở mắt cũng không được chủ quan, cần đi thăm khám mắt để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp phù hợp, chăm sóc mắt cẩn thận.
Bảng so sánh cận thị và loạn thị
Loạn thị và cận thị là hai tật khúc xạ phổ biến thường gặp ở trẻ em, chúng gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày ở trẻ theo các cách khác nhau. Mỗi tật lại có mức độ nặng nhẹ khác nhau, dấu hiệu, cách nhận biết loạn thị và cận thị cũng không giống nhau. Để giúp bạn đọc dễ phân biệt tật cận thị và loạn thị, chúng tôi đã lập bảng so sánh dưới đây, mời bạn tham khảo:
So sánh | Loạn thị | Cận thị |
Khái niệm | Là tật khúc xạ khiến người mắc nhìn mọi vật bị mờ,nhòe, méo mó ở mọi khoảng cách. Tức là hệ thống quang học của người mắc loạn thị không thể quy tụ hình ảnh rõ nét của một vật trên cùng một bình diện, cụ thể ở đây là võng mạc. | Là tật khúc xạ khiến người mắc phải chỉ có thể nhìn rõ các vật ở cự ly gần còn những vật ở cự ly xa chỉ được mắt ghi nhận lại hình ảnh một cách lờ mờ, không rõ nét. Vì vậy, vật càng nằm xa tầm mắt thì khả năng người cận thị nhìn thấy vật càng kèm. |
Dấu hiệu | Nhìn vật bị mờ ở mọi khoảng cách, hình ảnh loạn thị thu được trong tầm mắt bị biến dạng, méo mó, tầm nhìn đôi, nhìn vật thường thấy 2 đến 3 bóng mờ. | Nhìn mờ các vật ở xa, các vật ở gần mắt vẫn nhìn rõ, các vật càng ở xa thì mắt nhìn càng mờ |
Nguyên nhân | Đa phần do sự biến đổi của hình dạng giác mạc, không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều. Nguyên nhân loạn thị còn có thể do độ cong bất thường của thủy tinh thể, do bẩm sinh. Ngoài ra còn có trường hợp xuất phát từ thói quen sinh hoạt không tốt hoặc không có chế độ chăm sóc mắt phù hợp. | Do trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể khiến những tia sáng đi vào mắt thay vì hội tụ ngay tại võng mạc lại hội tụ ở một điểm trước võng mạc. Ngoài ra, cận thị có thể do giác mạc hoặc thủy tinh thể quá cong so với nhãn cầu hoặc do sự kết hợp của tất cả những nguyên nhân này. |
Khả năng tăng độ | Thường ít tăng độ, đa phần trường hợp thường ở cấp độ nhẹ. Tuy nhiên, loạn thị thường đi kèm với các tật khúc xạ khác thành cận loạn hay viễn loạn. | Rất dễ bị tăng độ nếu không có phương pháp chăm sóc mắt phù hợp, chế độ sinh hoạt điều độ giúp kiểm soát độ cận. |
Mức độ nguy hiểm | Đa phần loạn thị nhẹ ở cấp độ dưới 1D sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác, người mắc không cần can thiệp, trị loạn. Còn ở cấp độ cao hơn, loạn thị có thể gây khó chịu, đau đầu, nhìn mờ. Loạn thị nặng từ 2D nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ biến chứng sang nhược thị. | Cận thị nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt như: Vẩn đục dịch kính, nhược thị, rách hoặc bong võng mạc, glocom... hậu quả sau cùng là gây mù lòa vĩnh viễn. |
Điều trị |
|
|
Bảng so sánh loạn thị và cận thị trên đây tuy không thể giúp bạn nhận định tật nào nguy hiểm hơn nhưng sẽ giúp bạn cách phân biệt để có phương hướng can thiệp, phòng ngừa cũng như chế độ chăm sóc mắt phù hợp.
Biện pháp giúp bảo vệ đôi mắt khỏi tật cận thị và loạn thị
Dù khó để khẳng định giữa loạn thị và cận thị tật nào nặng hơn nhưng có thể chắc chắn rằng cả hai tật khúc xạ này đều nguy hiểm cho mắt, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và chẳng ai muốn mắc phải chúng cả. Chúng ta có thể bảo vệ đôi mắt khỏi cận thị và loạn thị bằng một số biện pháp sau đây:
- Thiết lập không gian học tập, làm việc cung cấp đủ ánh sáng, nếu làm việc trong không gian quá chói cần đeo kính để bảo vệ mắt.
- Nếu mắt đang gặp phải vấn đề, bệnh lý khác cần đi thăm khám để có các biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp, phòng ngừa biến chứng sang tật loạn thị.
- Nếu thực hiện các công việc tập trung, cần đến sự điều tiết nhiều ở mắt, cứ 20 phút lại để mắt nghỉ ngơi khoảng 20 giây, nhìn xa trong khoảng 20 feet (khoảng 6,1m).
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, thực phẩm tốt cho mắt loạn thị, cận thị hàng ngày như: Vitamin A, C , E, lutein, zeaxanthin... có nhiều trong rau xanh, quả mọng.
- Ngủ đủ giấc từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau ngày dài làm việc, học tập mệt mỏi.
- Thiết lập thói quen khám mắt định kỳ từ 1 đến 2 lần mỗi năm để kiểm tra sức khỏe đôi mắt cũng như tầm soát sớm các bệnh lý để có hướng xử lý kịp thời, phù hợp. Đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ mắc các tật khúc xạ nhất nên việc khám mắt cho bé rất cần được chú trọng.
Tóm lại, tuy không thể nhận định được cận thị và loạn thị tật nào nặng hơn nhưng chúng ta có thể nhận biết chúng thông qua các dấu hiệu, triệu chứng để có biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!