DỊCH VỤ

Danh mục gói dịch vụ

Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch: Triệu chứng và phương pháp điều trị

15-06-2021
Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là bệnh mắt lành tính, chưa rõ nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Tuy nhiên, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực cũng như cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là gì? 

Bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (có tên tiếng Anh là Central Serous Chorioretinopathy,viết tắt là CSC hoặc CSCR), là một bệnh về mắt gây suy giảm thị lực tạm thời, nhưng đối khi có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát, thường xảy ra ở một bên mắt.  

Khi rối loạn hoạt động, biểu hiện đặc trưng là sự rò rỉ chất lỏng dưới võng mạc có xu hướng tích tụ dưới hoàng điểm trung tâm. Điều này dẫn đến thị lực bị mờ hoặc méo mó (loạn thị hình thể). Một điểm mờ hoặc xám trong trường thị giác trung tâm thường gặp khi võng mạc bị bong ra. Giảm thị lực có thể vẫn tồn tại sau khi chất lỏng biến mất. 

Đến nay, hắc võng mạc trung tâm thanh dịch vẫn không được làm rõ nguyên nhân. 

Triệu chứng của người mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch 

Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm: 

  • nhìn mờ, thị lực thường giảm còn khoảng 5/10 tới 6/10 
  • tầm nhìn trung tâm bị méo, tối hoặc mờ 
  • thấy bóng đen che trước mắt 
  • các đường thẳng có thể bị cong, vẹo hoặc không đều trong mắt bị ảnh hưởng 
  • các vật thể có thể xuất hiện nhỏ hơn hoặc xa hơn vị trí thực tế của nó 
  • khi nhìn vào một vật thể màu trắng, vật thể đó có thể có màu hơi nâu hoặc có màu xỉn hơn 
  • đôi khi có triệu chứng đau đầu, đau nhức mắt. 

Ai có nguy cơ mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch? 

Nam giới ở độ tuổi từ 30-50 có nhiều khả năng mắc bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch hơn phụ nữ. Trong đó, căng thẳng là một yếu tố nguy cơ chính. Những người bị căng thẳng nhiều, cảm xúc dễ bị kích động, dễ xúc động, stress, người có cơ địa đặc biệt, hay hút thuốc lá, có bệnh lý toàn thân, hay lo lắng, mất ngủ, v.v. có thể có nhiều khả năng mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.  

Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh bao gồm: 

  • Sử dụng corticosteroid (bằng đường uống, qua tĩnh mạch hoặc thậm chí hít phải) 
  • Nhiễm trùng Helicobacter pylori (một loại vi khuẩn có thể lây nhiễm vào dạ dày) 
  • bệnh tự miễn dịch (khi cơ thể tấn công chính các mô của nó) 
  • rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ (khi hơi thở bị gián đoạn trong khi ngủ) 
  • hành vi loại A (hành vi hung hăng và cạnh tranh) 
  • tăng huyết áp (huyết áp cao) 
  • là người ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và thường ở những người từ 20 tuổi trở lên. 

Bệnh hắc võng mạch mạc trung tâm thanh dịch thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt, nhưng có thể cả hai mắt bị ảnh hưởng cùng lúc.  

Chẩn đoán và điều trị 

Chẩn đoán 

  • Người bệnh sẽ được tra thuốc giãn đồng tử để tiến hành chụp võng mạc 
  • Khám bằng sinh hiển vi 
  • Soi đáy mắt 
  • Sau đó, chụp mạch huỳnh quang ICG, chụp cắt lớp võng mạc OCT sẽ được chỉ định, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý qua hình ảnh ba chiều chi tiết của võng mạc và tìm ra khu vực cần điều trị. 

Điều trị 

Phương pháp điều trị bằng laser 

Quá trình quang đông bằng laser có hiệu quả đốt cháy khu vực rò rỉ, có thể được xem xét trong trường hợp bệnh ít cải thiện trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng và sự rò rỉ chỉ giới hạn ở một hoặc một vài nguồn rò rỉ ở khoảng cách an toàn từ hố trung tâm (fovea). Laser quang đông thường áp dụng cho bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, kết hợp điều trị bởi thuốc giãn mạch, giảm phù nề, tăng cường dinh dưỡng. 

Quang đông bằng laser không được chỉ định cho các trường hợp rò rỉ rất gần hoàng điểm trung tâm hoặc đối với các trường hợp rò rỉ lan rộng và khó xác định nguồn của nó.  

Trong các trường hợp mãn tính, nhiệt trị liệu xuyên mao mạch (transpupillary thermotherapy) được đề xuất như một giải pháp thay thế cho laser quang đông khi sự rò rỉ xảy ra ở trung tâm điểm vàng.

Phòng ngừa bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch 

Thực tế, không có cách nào được cho là có thể ngăn ngừa bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, mặc dù một số thay đổi trong lối sống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc cải thiện các triệu chứng của mắt. 

Một số lời khuyên từ bác sĩ: 

  • Ngừng dùng thuốc steroid  
  • Hạn chế căng thẳng bằng các bài tập như yoga, thiền… 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để kiểm soát mức độ căng thẳng 
  • Ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng tổng thể và tăng cường sức khỏe. 
  • Tránh đồ uống có cồn 
  • Giảm lượng caffeine 

Nếu các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn,và không thuyên giảm trong hai tháng, hoặc xuất hiện các triệu chứng mới, người bệnh nên tìm đến bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng hỗ trợ HOTLINE 1900 277227 để được hỗ trợ 24/7. Hoặc đăng ký lịch hẹn nhanh chóng với các chuyên gia nhãn khoa đầu ngành TẠI ĐÂY

Bài viết hữu ích?

Chương trình ưu đãi đang có:

 

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

HOẶC GỌI VỀ 1900 277227

DỊCH VỤ KHÁC