DỊCH VỤ

Danh mục gói dịch vụ

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (CRVO) - Nguyên nhân và cách điều trị

18-05-2021
Nếu không có lưu lượng máu thích hợp đến võng mạc, thị lực sẽ bị tổn hại. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (CRVO) dẫn đến các vấn đề thị lực nghiêm trọng như suy giảm thị lực, hoặc có thể mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là gì? 

Võng mạc là nơi ánh sáng hội tụ sau khi đi qua thủy tinh thể. Võng mạc được bao phủ bởi các tế bào thần kinh đặc biệt, chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu, thông qua dây thần kinh thị giác tín hiệu được chuyển đến não bộ dưới dạng hình ảnh thị giác. Các điều kiện ảnh hưởng đến võng mạc ảnh hưởng đến khả năng nhìn. 

Động mạch mang máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể và tĩnh mạch đưa máu trở lại tim. Khi dòng chảy của máu từ võng mạc bị tắc nghẽn, thường là do một cục máu đông làm tắc, sẽ gây ra tình trạng tắc tĩnh mạch võng mạc. 

Tĩnh mạch trung tâm võng mạc là tĩnh mạch chính dẫn máu ra khỏi võng mạc, nằm bên trong dây thần kinh thị giác. Các tĩnh mạch nhánh nằm ở lớp trong của võng mạc, có nhiệm vụ đưa máu vào tĩnh mạch trung tâm võng mạc. 

Khi một tĩnh mạch võng mạc bị tắc nghẽn, máu không thể lưu thông khỏi võng mạc. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết và tiết dịch từ các mạch máu bị tắc nghẽn. Hoàng điểm (điểm vàng) có thể sưng lên vì chất dịch tiết ra này, ảnh hưởng đến tầm nhìn trung tâm. Cuối cùng, nếu không có lưu thông máu, các tế bào thần kinh trong mắt có thể chết và có thể mất thị lực.  

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc không nguy hiểm, nhưng nó có khả năng tái phát. 

Có hai loại tắc tĩnh mạch võng mạc: 

  • Tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO) 
  • Tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh (BRVO)  

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc 

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc nhẹ có thể không có triệu chứng. 

Triệu chứng phổ biến nhất của tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là giảm thị lực hoặc nhìn mờ ở một phần hoặc toàn bộ một bên mắt. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột hoặc trở nên tồi tệ hơn trong vài giờ hoặc vài ngày. Đôi khi, người bệnh có thể mất toàn bộ thị lực đột ngột. 

Người bệnh có thể thấy xuất hiện những đốm đen, đường thẳng hoặc đường ngoằn ngèo trong tầm nhìn. Đây là bóng của những cục máu nhỏ rò rỉ vào thủy tinh thể từ các mạch võng mạc. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn của tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, người bệnh có thể cảm thấy đau và áp lực ở bên mắt bị tổn thương. 

Nguyên nhân của bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc 

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc xảy ra khi một cục máu đông chặn dòng chảy của máu qua tĩnh mạch chính của võng mạc. Mặc dù bệnh tiểu đường và huyết áp cao là những yếu tố nguy cơ của tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, nhưng nguyên nhân cụ thể của nó vẫn chưa được biết rõ. 

Bệnh tật có thể làm cho thành động mạch hẹp hơn hoặc cứng thành động mạch, từ đó nén tĩnh mạch chính dẫn đến tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc 

Ai có nguy cơ mắt bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc? 

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những người có các vấn đề sức khỏe sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 

  • Huyết áp cao 
  • Bệnh tiểu đường 
  • Bệnh tăng nhãn áp 
  • Xơ cứng động mạch 

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, người bệnh nên:  

  • Có chế độ ăn ít chất béo 
  • Tập thể dục thường xuyên 
  • Không hút thuốc 

Chẩn đoán tình trạng bệnh 

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện các chẩn đoán lâm sàng để xác định nguyên nhân và tình trạng của bệnh: 

  • Soi đáy mắt 
  • Chụp ảnh màu đáy mắt 
  • Chụp mạch huỳnh quang 
  • Chụp cắt lớp quang học 

Và một số trường hợp sẽ được yêu cầu làm các bài kiểm tra khác.  

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình trạng và chẩn đoán mắt người bệnh có xuất huyết võng mạc (chảy máu) hay không. 

Các tình trạng phổ biến có thể làm xuất hiện bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc bao gồm bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh võng mạc liên quan đến số lượng máu thấp, chẳng hạn như thiếu máu và giảm tiểu cầu (thiếu tiểu cầu trong máu). 

Các phương pháp điều trị tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc 

Mục tiêu chính của việc điều trị là giữ cho thị lực của người bệnh ổn định. Tuỳ vào tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Tiêm nội nhãn điều trị phù hoàng điểm 

Đối với việc điều trị phù hoàng điểm, bằng tiêm nội nhãn một loại thuốc ức chế VEGF (ranibizumab, aflibercept, hoặc bevacizumab) hoặc tiêm nội nhãn que cấy dexamethasone hoặc triamcinolone. Đôi khi thuốc steroid có thể được tiêm vào mắt để giúp điều trị phù hoàng điểm. 

Điều trị bằng laser đối với các mạch máu bất thường hoặc chảy máu 

Điều trị bằng laser có thể được sử dụng để phá hủy các mạch máu bất thường trên các vùng của võng mạc, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp tân mạch; hoặc ngăn ngừa mất thị lực do chảy máu trong mắt. 

Bệnh nhân thường cần một vài tháng phục hồi sau khi điều trị để thị lực được cải thiện. Hầu hết, các kết quả cho thấy tầm nhìn của bệnh nhân được cải thiện, nhưng có một số trường hợp, người bệnh sẽ không có bất kỳ sự cải thiện nào. 

Người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y khoa uy tín như Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, để đặt lịch thăm khám với các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu nếu nghi ngờ hoặc xuất hiện bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào của bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Việc thăm khám và điều trị sớm giúp ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực hoàn toàn ở người bệnh. 

---------------- ***----------------   

Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 là cơ sở y tế đạt chuẩn quốc tế, với chất lượng toàn diện về cả chuyên môn và dịch vụ. Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp các bệnh về mắt, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 27 7227 hoặc đăng ký qua fanpage của bệnh viện. 

Bài viết hữu ích?

Chương trình ưu đãi đang có:

 

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

HOẶC GỌI VỀ 1900 277227

DỊCH VỤ KHÁC