DỊCH VỤ

Danh mục gói dịch vụ

Điều trị Glôcôm phức tạp với phương pháp đặt van dẫn lưu tiền phòng

18-07-2021
Glôcôm hay cườm nước là một nhóm các bệnh lý đặc trưng bởi thoái hóa thần kinh thị giác tiến triển, trong đó liên quan tới một yếu tố quan trọng là tăng nhãn áp. Glôcôm là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây mù lòa trên toàn thế giới. Ước tính năm 2020, khoảng 79,6 triệu người trên toàn thế giới bị glôcôm, nhưng chỉ có một nửa được phát hiện. Glôcôm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.

Glaucoma góc đóng cấp là gì? 

Glaucoma góc đóng là tình trạng góc thoát nước đóng ở nhiều hoặc hầu hết các khu vực, gây hiện tượng tăng nhãn áp, dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác và có thể mất thị lực. Sự gia tăng nhãn áp có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc dần dần (mãn tính). Cũng có những dạng tiền căn của bệnh khi góc thoát nước đóng lại nhưng nhãn áp chưa cao và thần kinh thị giác chưa bị ảnh hưởng. 

Nguyên nhân của bệnh glaucoma góc đóng 

Glôcôm góc đóng là tình trạng mống mắt bị kéo trước hoặc đẩy sau, dẫn đến áp sát mặt sau giác mạc làm nghẽn đường lưu thông thủy dịch, gây tăng nhãn áp. Nhãn áp tăng cao gây tổn thương thần kinh thị giác. 

Glocom góc đóng được phân làm năm loại: 

1. Góc đóng nguyên phát (không có nguyên nhân) 

Góc đóng hay góc hẹp không biểu hiện ở những người trẻ tuổi. Thủy tinh thể liên tục tăng kích thước theo tuổi. Trong một số trường hợp, thủy tinh thể tăng kích thước đẩy mống mắt về phía trước gây hẹp góc. 

Các yếu tố nguy cơ để tiến triển các góc hẹp bao gồm: 

  • tiền sử gia đình 
  • tuổi cao 
  • sắc tộc (nhóm người Châu Á và Eskimo có nguy cơ cao hơn nhóm người Châu Âu và Châu Phi) 

Ở những người có cơ địa góc hẹp, khoảng cách giữa mống mắt quanh đồng tử và thủy tinh thể cũng rất hẹp. 

2. Góc đóng thứ phát (sau một nguyên nhân khác)

Sự nghẽn cơ học của góc do các bệnh lý khác đã có trước đó như: 

  • bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh (PDR) 
  • tắc tĩnh mạch trung tâm thể thiếu máu 
  • viêm màng bồ đào 
  • xâm lấn biểu mô 

Màng tân mạch co kéo (ví dụ trong bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh) hoặc sẹo hóa sau viêm có thể kéo mống mắt về phía trước gây hẹp góc. 

3. Góc đóng cấp tính 

Giãn đồng tử có thể dồn mống mắt vào góc và gây đóng góc cấp tính ở bất cứ ai có cơ địa góc hẹp. Do khởi phát đột ngột, tình trạng này được gọi là glôcôm góc đóng cấp tính và là một cấp cứu nhãn khoa cần can thiệp ngay lập tức. Các cơ chế không gây nghẽn đồng tử gồm mống mắt phẳng trong đó tiền phòng trung tâm sâu nhưng tiền phòng ngoại vi nông do thể mi bị đẩy về phía trước. 

4. Góc đóng bán cấp (không liên tục)  

Glôcôm góc đóng bán cấp xảy ra nếu các đợt nghẽn đồng tử tự hồi phục sau vài giờ, thường sau tư thế nằm. 

5. Góc đóng mãn tính

Glôcôm góc đóng mạn tính xảy ra nếu góc hẹp từ từ gây sẹo hóa giữa mống mắt chu biên và bè củng giác mạc; nhãn áp tăng từ từ. 

Chỉ định điều trị glocom góc đóng 

Chỉ định phẫu thuật 

Trong trường hợp các phương pháp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật bằng laser hay  phẫu thuật cắt mống mắt chu biên không làm giảm nhãn áp hoặc không ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh thần kinh thị giác, bác sĩ nhãn khoa có thể chỉ định thay thế bằng phương pháp phẫu thuật cấy ghép.  

Phương pháp đặt van dẫn lưu tiền phòng với thiết bị Mini Ex-press được chỉ định điều trị bệnh Glôcôm phức tạp như chấn thương, viêm màng bồ đào, glôcôm góc đóng khó điều trị. 

Ưu điểm của đặt van dẫn lưu tiền phòng 

  • hạ nhãn áp hiệu quả 
  • bảo tồn thị lực 
  • ít biến chứng 

Cơ chế hoạt động: đặt trực tiếp dưới kết mạc hoặc đặt dưới vạt củng mạc 50% 

Điều trị Glôcôm phức tạp với phương pháp phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng 

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật cắt bè giác - củng mạc vẫn là phương được lựa chọn hàng đầu trong phẫu thuật hạ nhãn áp. Phương pháp này cho kết quả rất tốt, tuy nhiên lại dễ thất bại trong một số hình thái glôcôm phức tạp như chấn thương, viêm màng bồ đào, tân mạch…Trong những trường hợp như vậy phương pháp đặt van dẫn lưu tiền phòng để dẫn lưu thủy dịch đem lại kết quả khả quan. 

Phẫu thuật Glaucoma với thiết bị Mini Ex-press

Biến chứng 

Các biến chứng có thể gặp phải trong và sau phẫu thuật bao gồm: 

  • Xẹp tiền phòng
  • xuất huyết tiền phòng
  • thủng vạt củng mạc
  • xuất huyết kết mạc 
  • viêm màng bồ đào
  • bong hắc mạc
  • hạn chế vận nhãn
  • loạn dưỡng giác mạc
  • hở van dẫn lưu
  • đục thủy tinh thể
  • bào mòn củng mạc
  • teo nhãn cầu 

Phòng ngừa 

Ở các nước phát triển, khoảng 50% số người bị bệnh Glaucoma không biết do bệnh tiến triển thầm lặng ở giai đoạn đầu, không triệu chứng cảnh báo hoặc có triệu chứng không rõ ràng. Trong khi đó ở các nước đang phát triển, con số này có thể tăng tới 90%. Để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh glocom, người bệnh nên chủ động thăm khám mắt tổng quát ít nhất 6 tháng/lần, tránh để phát hiện ra bệnh quá muộn, gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. 

>> Tham khảo thông tin chi tiết về gói khám tổng quát tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 

---------------- ***---------------- 

Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 là cơ sở y tế đạt chuẩn quốc tế, với chất lượng toàn diện về cả chuyên môn và dịch vụ. Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 27 7227 hoặc đăng ký qua fanpage của bệnh viện. 

Bài viết hữu ích?

Chương trình ưu đãi đang có:

 

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

HOẶC GỌI VỀ 1900 277227

DỊCH VỤ KHÁC