Tình trạng cộm mắt, ngứa mắt, tắc tuyến bờ mi có thể dẫn đến những biến chứng không tốt cho đôi mắt. Để giải quyết các tình trạng này, người bệnh cần đi khám chuyên khoa mắt để bác sĩ chỉ định nặn tuyến bờ mi và điều trị phù hợp.
Tình trạng sưng, đỏ ở mi mắt có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó có viêm bờ mi. Viêm bờ mi ở mắt gây ra bởi các vi khuẩn trú ngụ trong mắt. Dấu hiệu điển hình của bệnh trên là khoé mắt hoặc bờ lông mi tồn tại vảy trắng tương tự như tình trạng bong tróc da xung quanh. Đây là một bệnh mạn tính và khó để điều trị dứt điểm.
Dưới đây là 2 cách vệ sinh tuyến bờ mi đúng cách bạn nên tham khảo:
Đối với trường hợp viêm bờ mi nhẹ, tiến hành làm theo các bước sau:
Kết hợp dùng thuốc theo đơn Bác sĩ.
Phương pháp điều trị viêm bờ mi bằng kháng sinh tại chỗ tưởng chừng đơn giản. Tuy nhiên, để tránh hậu quả khó lường trước, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín để được thăm khám và điều trị, nặn tuyến bờ mi kịp thời, tránh để lâu gây viêm nhiễm và biến chứng phức tạp!
Có những bệnh nhân bị viêm bờ mi mạn tính, tắc bờ mi tạo nên những nốt mủ ngay trên bờ mi, gây cộm khó chịu, bác sĩ sẽ chỉ định nặn bớt mủ, tạo sự thông thoát, không bị tắc tuyến bờ mi.
Nặn tuyến bờ mi là kỹ thuật thực hiện nhằm mục đích làm sạch, đẩy các chất từ tuyến bờ mi ra ngoài, đưa thuốc trực tiếp vào bờ mi để điều trị và làm thông thoáng bờ mi.
Chuẩn bị:
Thực hiện nặn tuyến bờ mi:
+ Cách 1: Dùng tay trái cầm thanh đè đã được bôi thuốc mỡ kháng sinh đưa vào cùng đồ trên và dưới, dùng ngón tay cái của tay phải ấn mạnh lên bờ mi, ép lên thanh đè dần dần từ đuôi mắt vào trong góc mắt để nặn tuyến bờ mi. Dùng tăm bông lau sạch những chất tiết ra từ bờ mi vừa nặn. ( bổ sung ảnh viện)
+ Cách 2: Dùng tay trái kéo nhẹ mi trên lên hoặc mi dưới xuống, tay phải sử dụng kẹp Bilhermin để kẹp mi ở giữa, sao cho đưa kẹp vào sâu bên trong khoảng 4-5mm so với bờ mi, nhẹ nhàng bóp hai cành của kẹp lần lượt từ góc sát cùng đồ ra ngoài bờ tự do. Sử dụng tăm bông để làm sạch hết những chất tiết bẩn từ bờ mi ra.
Sau khi thực hiện nặn tuyến bờ mi, người bệnh cần theo dõi xem bờ mi có dấu hiệu sưng nề, đỏ, đau do nặn hay không. Nếu có cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời. Đối với trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thuốc thì cần ngừng ngay và báo cho bác sĩ điều trị.
Nặn tuyến bờ mi sẽ không có tai biến nghiêm trọng, nếu có chỉ là nhiễm trùng, với trường hợp này bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để điều trị.
Đối với các dấu hiệu bất thường ở mắt, nếu không đi khám và điều trị hiệu quả sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho đôi mắt. Đặc biệt, tắc tuyến bờ mi lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến viêm bờ mi mạn tính.
Cần khám lại ngay với bác sĩ khi có các biểu hiện bất thường:
Trên đây là hướng dẫn các cách vệ sinh tuyến bờ mi đúng và an toàn. Nếu bạn thấy mi mắt ngứa, đỏ hay chảy nước mắt thì hãy đến ngay các chuyên khoa mắt để được thăm khám và đưa ra hướng xử trí phù hợp.