Sụp mi là hiện tượng mí mắt trên bị chùng xuống. Sụp mí mắt có thể được điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên phụ thuộc vào từng nguyên nhân các phương pháp điều trị có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Tìm hiểu về sụp mi mắt, nguyên nhân gây ra sụp mi và các phương pháp điều trị phù hợp trong bài viết dưới đây.
Bệnh sụp mi mắt là gì?
Sụp mi là khi mí mắt trên bị sụp xuống bất thường khi mắt nhìn thẳng. Mí mắt có thể chỉ hơi rủ xuống một chút hoặc nhiều đến mức che phủ con ngươi. Sụp mi có thể hạn chế hoặc thậm chí chặn hoàn toàn tầm nhìn bình thường, làm ảnh hưởng ít nhiều đến thị lực, thị trường và thẩm mỹ của bệnh nhân
Trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh sụp mi. Tuy nhiên, tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể được điều trị bằng các phương pháp khác nhau để cải thiện thị lực cũng như thẩm mỹ.
Các nguyên nhân gây sụp mi
Nguyên nhân của sụp mí mắt có thể là do di truyền hoặc tổn thương mắt. Sụp mi cũng có nhiều khả năng xảy ra theo tuổi tác.
1. Sụp mi mắt bẩm sinh
Bệnh sụp mi bẩm sinh là một tình trạng thường gặp ở trẻ. Theo thống kê cho biết, có khoảng 1.8% trẻ sơ sinh mắc bệnh sụp mi bẩm sinh, chiếm 55 – 75% các trường hợp sụp mi. Sụp mi bẩm sinh 1 bên mắt là tình trạng phổ biến nhất. Điều này có thể xảy ra do vấn đề với cơ nâng mi như:
- Tổn thương cơ nâng mi (teo cơ mi). Bệnh thường biểu hiện ở 1 hoặc 2 mắt do bất thường trong quá trình phát triển phôi thai của cơ nâng mi. Bệnh có thể ngày càng nặng thêm hoặc có thể ổn định.
- Sự bất thường ở chỗ bám của cơ nâng mi, và tổn thương một phần thần kinh chi phối cơ nâng mi.
Trẻ bị sụp mi bẩm sinh thường ngửa đầu ra sau, nâng cằm hoặc nhướn mày để cố gắng nhìn rõ hơn. Theo thời gian, những chuyển động này có thể gây ra các vấn đề về đầu, cổ và sự phát triển cột sống của trẻ.
Đôi khi, một đứa trẻ sinh ra bị bệnh sụp mi cũng có thể mắc các vấn đề khác liên quan đến mắt như liệt dây thần kinh số 3 bẩm sinh (một phần hoặc hoàn toàn), thường kết hợp với lác ngoài và giãn đồng tử. Bệnh xảy ra do chấn thương hoặc khối u chèn ép đường dẫn truyền thần kinh.
Mắc bệnh sụp mi khiến trẻ có nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực. Nếu mí mắt của trẻ bị sụp xuống nhiều đến mức cản trở tầm nhìn, bệnh nhược thị (còn gọi là mắt lười) có thể phát triển. Ngoài ra, trẻ bị bệnh sụp mi cũng có thể mắt tật khúc xạ loạn thị khi chúng nhìn thấy những hình ảnh mờ.
2. Sụp mi mắt do nhược cơ
3. Sụp mi cơ học
4. Sụp mi do thần kinh
Sụp mi do thần kinh gây ra bởi nhiều thể bệnh như:
- Liệt dây thần kinh sọ số III bẩm sinh (một phần hoặc hoàn toàn)
- Hội chứng hạn chế nâng một mắt (Monocular elevation deficiency) hay liệt nâng kép (Double elevator palsy)
- Hiện tượng Marcus – Gunn, xảy ra khi mi mắt mở, chớp theo vận động của hàm, thường kèm theo nhược thị, tật khúc xạ, lác
- Hội chứng Horner bẩm sinh (hiếm gặp, bao gồm sụp mi nhẹ do liệt cơ Muller, co đồng tử, giảm sắc tố mống mắt, thụt nhãn cầu, giảm tiết mồ hôi nửa mặt cùng bên).
5. Sụp mi do thừa da mi ở người già
Sụp mi ở người già xảy ra khi cơ mi bị kéo căng hoặc tách ra khỏi mí mắt. Nguyên nhân có thể là do lão hóa hoặc chấn thương mắt. Đôi khi bệnh sụp mi xảy ra như một tác dụng phụ sau một số cuộc phẫu thuật mắt.
- Độ I: sụp mi nhẹ không ảnh hưởng đến khả năng nhìn nên không cần can thiệp
- Độ II: Sụp mi mức độ trung bình đã gây cản trở 1 phần nhìn của trẻ vì vậy trẻ hay có tư thế nâng cằm bất thường để nhìn. Mức độ này cần phải điều trị phẫu thuật
- Độ III: Sụp mi nặng gây ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực đến khả năng nhược thị cao nên phải điều trị càng sớm càng tốt
Điều trị sụp mi mắt
1. Mục đích điều trị sụp mi nhằm
- Cải thiện về chức năng: Làm mi trên của bệnh nhân mở rộng hơn, giúp tầm nhìn được cải thiện.
- Cải thiện về mặt thẩm mỹ: Mi trên được mở rộng, giúp 2 mắt nhìn cân đối hơn.
2. Xác định nguyên nhân
- Sụp mi do teo cơ nâng mi: phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi
- Sụp mi do nhược cơ: Điều trị bằng thuốc
- Sụp mi do thần kinh: Điều trị bằng phẫu thuật treo cơ trán
- Sụp mi do sa da mi ở người già: Phẫu thuật cắt bỏ 1 phần da mi thừa