DỊCH VỤ

Danh mục gói dịch vụ

Bệnh đau mắt hột - Nguyên nhân và cách phòng tránh nguy cơ lây lan

18-05-2021
Đau mắt hột tuy không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm, nhưng đây vẫn là một căn bệnh có nguy cơ lây lan cao, gây ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh và có nguy cơ dẫn đến mù lòa nếu không được chữa trị triệt để. Nắm bắt các nguy cơ mắc bệnh và triệu chứng của bệnh đau mắt hột sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc phòng tránh và điều trị sớm.

Bệnh mắt hột là gì? 

Bệnh mắt hột là một bệnh viêm kết giác mạc mãn tính đặc hiệu do Chlamydia trachomatis – một loại vi sinh vật được xếp vào loại trung gian giữa vi khuẩn và virus gây ra. Bệnh gặp phổ biến ở những nước kém phát triển có trình độ vệ sinh và y tế kém, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh mắt hột đã gây suy giảm thị lực của 1,8 triệu người. Trong số những người đó, 450 nghìn người bị mù không thể phục hồi. 

Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của mắt hột với tỷ lệ mắc cao ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên ngay cả ở thành thị, bệnh cũng có thể lây lan dễ dàng, đặc biệt trong các tập thể nhỏ như nhà trẻ, mẫu giáo, trường bán trú… 

Bệnh thường mắc phải từ tuổi thơ ấu, nếu không được điều trị triệt để hoặc nếu để bệnh tiếp nhiễm liên tục, bệnh có thể kéo dài đến lúc già với nhiều biến chứng trầm trọng có thể gây mù lòa. 

Nguyên nhân đau mắt hột 

Bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Bệnh lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột bao gồm: 

  • Điều kiện sống thấp. Điều kiện sống thấp cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển 
  • Điều kiện sống đông đúc. Những người sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. 
  • Điều kiện vệ sinh kém. Không có nhà vệ sinh hay các côn trùng như ruồi, nhặng khiến bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch.  
  • Vệ sinh kém. Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, tay và đặc biệt ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn. 
  • Tuổi tác. Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất. 
  • Giới tính. Ở một số khu vực, tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ cao hơn nam giới từ hai đến sáu lần. Điều này có thể là do phụ nữ tiếp xúc nhiều hơn với trẻ em, những đối tượng chính là ổ nhiễm trùng. 
  • Ruồi. Những người sống trong các khu vực có vấn đề về kiểm soát mức độ tăng trưởng của ruồi có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. 

Bệnh đau mắt hột lây qua đường nào?

Có 02 nguồn lây bệnh chủ yếu: 

  • Nguồn lây trực tiếp: Từ mắt sang mắt của những người trong cùng gia đình. 
  • Nguồn lây gián tiếp: Bệnh lây nhiễm qua tay bẩn, nguồn nước bẩn bị nhiễm bệnh, dùng chung khăn chậu rửa mặt với người bị đau mắt hột, hoặc do ruồi đã tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. 

Triệu chứng của bệnh đau mắt hột

Triệu chứng chủ yếu là cộm mắt, ngứa mắt dai dẳng, dử mắt mãn tính, nhạy cảm với ánh sáng, nhú gai, thẩm lậu kết mạc và nhiều hột trên kết mạc, xuất hiện một số màng máu tại giác mạc. Các biểu hiện của bệnh có thể nhẹ nặng tùy thể bệnh. 

Nếu để bệnh tiến triển dai dẳng có thể gây nên các biến chứng như: 

  • Viêm toét mắt: trụi lông mi, bờ mi dày đỏ, mắt ướt nhèm 
  • Lông xiêu, lông quặm, lông mi mọc ngược có thể gây xước giác mạc 
  • Viêm tắc lệ đạo 
  • Viêm loét giác mạc 
  • Sẹo kết mạc mắt hột, loạn thị, khô mắt, sạn vôi kết mạc. 
  • Bội nhiễm viêm kết giác mạc 
  • Sẹo giác mạc và đục giác mạc 
  • Mất thị lực một phần hoặc toàn bộ 

Các giai đoạn phát triển của bệnh mắt hột 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định năm giai đoạn phát triển của bệnh mắt hột: 

  • Viêm mắt hột có hột. Nhiễm trùng ban đầu có năm hoặc nhiều nang - những u nhỏ chứa tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu - có thể nhìn thấy bằng độ phóng đại trên bề mặt bên trong của mí mắt trên (kết mạc). 
  • Viêm mắt hột nặng. Trong giai đoạn này, mắt có khả năng lây nhiễm cao, kích ứng, mí mắt trên sưng lên. 
  • Sẹo mí mắt. Nhiễm trùng nhiều lần dẫn đến sẹo ở mí trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các đường trắng khi soi bằng kính phóng đại. Mí mắt của bạn có thể bị méo và quặm. 
  • Lông siêu, lông quặm. Lớp niêm mạc mí trong bị sẹo tiếp tục biến dạng, khiến các sợi mi mọc ngược hướng về phía nhãn cầu, làm xước bề mặt giác mạc. 
  • Đục giác mạc. Giác mạc bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm nhiễm thường thấy nhất ở dưới mi trên của bạn. Tình trạng viêm liên tục kết hợp với việc gãi từ các lông mi quay vào trong gây tổn thương giác mạc và dẫn đến nguy cơ mù lòa 

Tất cả các dấu hiệu của bệnh mắt hột đều nghiêm trọng hơn khi xảy ra ở mi trên hơn là ở mi dưới. Nếu không có sự can thiệp, quá trình bệnh sẽ kéo dài từ thời thơ ấu, có thể tiếp tục tiến triển ở tuổi trưởng thành. 

Chẩn đoán và Điều trị 

Chẩn đoán 

Các chẩn đoán điều trị bệnh đau mắt hột tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. 

Điều trị 

Cần kiên trì, tra thuốc kéo dài trong 3 – 6 tháng với các thuốc đặc hiệu như tetracyclin. Có thể dùng thêm kháng sinh đường uống đặc hiệu với bệnh như azythromycin, erythromycin. Vệ sinh mắt, rửa mặt hàng ngày 3 lần bằng nước và khăn sạch . 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho cả cộng đồng dùng kháng sinh khi hơn 10% trẻ em đã bị bệnh mắt hột. Mục tiêu là giảm sự lây lan của bệnh đau mắt hột. 

Trường hợp mắt hột ở giai đoạn sau đã tiến triển nặng hơn, khó điều trị bằng thuốc, các bác sĩ có thể sẽ phải chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa mất thị lực. Các thủ thuật sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mắt, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. 

Phòng bệnh đau mắt hột

  • Vệ sinh môi trường: diệt ruồi nhặng, không dùng nước hồ ao 
  • Dùng riêng khăn chậu rửa 
  • Đến khám bệnh tại chuyên khoa mắt khi có khó chịu bất thường ở mắt 
  • Kiên trì điều trị theo y lệnh của bác sỹ 

Chiến lược an toàn loại trừ bệnh đau mắt hột được WHO khuyến nghị, tóm tắt bằng từ viết tắt “SAFE”: 

S- Surgery: Phẫu thuật cho bệnh tiến triển,  

A- Antibiotics: Thuốc kháng sinh để xóa nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis  

F- Facial cleanliness: Vệ sinh da mặt 

E- Environmental improvement: Cải thiện môi trường để giảm lây truyền. 

---------------- ***----------------   

Mọi thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc các bệnh về mắt và các phương pháp điều trị phù hợp, vui lòng gọi đến Hotline 1900 27 7227 để được tư vấn hỗ trợ 24/7 và đặt lịch khám nhanh chóng.  

Bài viết hữu ích?

Chương trình ưu đãi đang có:

 

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

HOẶC GỌI VỀ 1900 277227

DỊCH VỤ KHÁC