Theo thống kê, tỉ lệ cận thị đang gia tăng nhanh, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Dự kiến đến năm 2050 sẽ có tới một nửa dân số mắc cận thị. Thêm vào đó, cận thị khởi phát sớm sẽ có tốc độ tăng cận nhanh hơn. Bệnh nhân cận thị có nguy cơ cao mắc các biến chứng gây suy giảm thị lực như bong võng mạc, thoái hoá võng mạc cận thị, glocom và đục thuỷ tinh thể.
Kiểm soát cận thị là sử dụng các biện pháp với mục đích làm giảm tốc độ tiến triển cận thị, hay hạn chế tăng số độ cận.
Với mỗi 1 độ cận khi được kiểm soát sẽ giảm tới 40% nguy cơ mắc các biến chứng tại mắt liên quan đến cận thị.
Đối tượng tham gia
Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao, dễ gặp phải các vấn đề về mắt nếu không được kiểm soát tốt các vấn đề về tật khúc xạ:
Từ 6-12 tuổi (độ tuổi phát triển)
Bố mẹ cận thị (hoặc đã từng cận thị)
Thời gian sinh hoạt nhìn gần trên 3 giờ/ngày
Thời gian hoạt động ngoài trời ít hơn 1,5 giờ/ngày
Những đối tượng nên tham gia chương trình kiểm soát cận thị:
Trẻ em dưới 18 tuổi đang có cận thị tiến triển (tăng độ cận)
Biểu hiện các triệu chứng bất thường như: nheo mắt, nghiêng đầu, dụi mắt, mỏi mắt...
DỊCH VỤ
Lợi ích bệnh nhân khi tham gia chương trình Kiểm soát cận thị
Được theo dõi, chăm sóc mắt theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa
Giảm nguy cơ mắc các biến chứng do cận thị cao
Có thêm nhiều lựa chọn khi muốn phẫu thuật khúc xạ
Tăng tính thẩm mỹ, giảm khó chịu khi sinh hoạt và vận động do đeo kính dày do độ cận cao
Các phương pháp kiểm soát cận thị hiện nay
Tuỳ theo độ tuổi và tình trạng cận thị của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ trao đổi với gia đình để cân nhắc lựa chọn phương pháp kiểm soát cận thị phù hợp nhất.
Hiện nay Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 đang áp dụng 3 phương pháp chính:
Sử dụng Atropine kết hợp với kính gọng đơn tròng phù hợp với trẻ dưới 18 tuổi, có độ cầu ít nhất -0.50D. Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trên thế giới với hiệu quả được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khoa học. Hiệu quả kiểm soát cận thị lên tới 50-60%. Tuy nhiên trẻ vẫn cần đeo kính gọng đơn tròng. Với phương pháp này, trẻ cần được nhỏ thuốc Atropine theo chỉ định của bác sĩ.
Kính áp tròng cứng đeo ban đêm Ortho-K áp dụng cho trẻ trên 6 tuổi có độ cận từ -1.00D đến - 10.00D, độ loạn không quá -4.00D (ưu tiên loạn thị dưới -2.00D). Với phương pháp này, bệnh nhân cần đeo kính Ortho-K vào buổi tối trước khi đi ngủ (thời gian ngủ ít nhất 6 tiếng). Vào ban ngày, trẻ không cần sử dụng kính, hiệu quả kiểm soát cận thị đạt đến 70%.
Sử dụng tròng kính kiểm soát cận thị chuyên biệt, áp dụng cho trẻ dưới 18 tuổi. Đây là loại tròng kính được nghiên cứu và sử dụng riêng cho các bệnh nhân cần kiểm soát tăng độ cận. Hiệu quả có thể đạt đến 50%.
Quy trình khám kiểm soát cận thị
Trong buổi đầu tiên, khách hàng cần được thăm khám cụ thể, đánh giá tình trạng mắt trước khi lập hồ sơ tham gia chương trình kiểm soát cận thị
Bước 1: Đăng ký thăm khám kiểm soát cận thị tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 bằng cách đến trực tiếp 72 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà Nội hoặc đặt hẹn qua Tổng đài 1900 277227, website hoặc qua Fanpage Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.
Bước 2: Thăm khám và đánh giá tình trạng mắt
Đo khúc xạ máy
Thử thị lực
Soi bóng đồng tử
Đo biên độ điều tiết
Đo kích thước đồng tử
Nhỏ liệt điều tiết
Đo khúc xạ tự động sau liệt
Đo nhãn cầu trục
Đo nhãn áp
Soi đáy mắt.
Bệnh nhân được thăm khám, kết luận và tư vấn điều trị, tư vấn về chương trình kiểm soát cận thị với các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.
Bước 3: Kiểm soát cận thị theo chương trình
Sau khi thống nhất phương pháp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cụ thể cho từng bệnh nhân để kiểm soát cận thị và điều trị chuyên sâu.
Chi phí khám kiểm soát cận thị bao nhiêu?
Tùy vào các phương pháp khác nhau nên chi phí điều trị cũng sẽ khác nhau. Bệnh nhân quan tâm đến chương trình kiểm soát cận thị tiến triển vui lòng liên hệ qua Fanpage Bệnh viện hoặc Hotline 1900 277227 để được tư vấn thêm.
---------------- ***----------------
Mọi thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc về các dịch vụ khám mắt tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, vui lòng gọi đến Hotline 1900 27 7227 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.
CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG
CÓ ORTHO-K, CON CHẲNG LO MẮT MỜ MỖI SÁNG THỨC DẬY!
HƯỚNG DẪN BỐ MẸ BẢO VỆ MẮT CON TRONG THỜI ĐẠI SỐ!!!
4 hiểu lầm về cận thị: Cận nhẹ không cần đeo kính? Kính cận gây dại mắt? Đeo kính tăng độ?
Khám mắt, chẩn đoán các tật khúc xạ cho trẻ em tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2