THÔNG TIN CẦN BIẾT

Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ

06-08-2024
Kiểm soát tiến triển cận thị là các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng để làm chậm hoặc ngăn chặn sự gia tăng mức độ cận thị (hoặc khúc xạ) của mắt, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Cận thị là tình trạng mà mắt không thể nhìn rõ các vật ở xa, và tình trạng này thường tiến triển theo thời gian.

Trong thời đại hiện nay, tình trang cận thị ở trẻ nhỏ đã trở thành một vấn đề hết sức nghiêm trong và có tính ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn cầu; Tỷ lệ mắc cận thị ở trẻ em đã gia tăng đáng kể và đặc biệt là ở những khu vực đô thị và tại các quốc gia phát triển. Nguyên nhân chủ yếu được cho là bở lỗi sống hiện đại, sử dụng nhiều thiết bị điện tử trong cả việc học tập và làm việc; cùng với việc ít thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.

Phòng ngừa và kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ

Tình trang này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập, phát triển và sinh hoạt của trẻ mà còn dẫn tới các vấn đề sức khỏe về mắt nghiêm trọng trong tương lai. Các chuyên gia ý tế đang dần quan tâm tới vấn đề kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ và cũng đang nghiên cứu và triển khai các phương pháp kiểm soát mới như kính gọng đặc biệt, kính áp tròng giúp kiểm soát cận thị và thuốc nhỏ mắt để làm chậm sự tiến triển của cận thị cũng như là giảm bớt tác động của tật khúc xạ này đối với trẻ nhỏ.


Các phương pháp phòng ngừa và kiếm soát tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ

Trẻ em trong độ tuổi học sinh (từ 6 đến 16 tuổi) rất dễ mắc chứng cận thị, và tình trạng này có thể tiến triển nhanh chóng khi mức độ làm việc nhìn gần gia tăng. Cận thị nặng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thoái hóa hắc võng mạc trung tâm, giảm thị lực, và có nguy cơ cao gây bong võng mạc, đục thủy tinh thể, và glôcôm.

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số toàn cầu. Sự gia tăng tỷ lệ cận thị không chỉ tạo gánh nặng cho xã hội mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong việc điều trị cho những trường hợp nặng.

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số toàn cầu.

Tại Việt Nam, tỷ lệ cận thị đang gia tăng với khoảng 36 triệu người mắc, trong đó có 3 triệu trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Một nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội với 250 bệnh nhân từ 5 đến 18 tuổi cho thấy tỷ lệ cận thị cao nhất là ở học sinh tiểu học, chiếm 55,2%. Ngoài yếu tố di truyền, với hơn 24 gene liên quan đến nguy cơ phát triển cận thị, phần lớn trẻ em Việt Nam còn bị suy giảm thị lực do ngồi sai tư thế khi học, học tập căng thẳng, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, và thiếu thói quen khám mắt định kỳ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ mắc cận thị ở trẻ

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng cận thị ở trẻ em, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến môi trường học tập, bao gồm:

  • Ánh sáng không đầy đủ: Ánh sáng tại nơi học tập, như phòng học hoặc góc học tập, chưa đủ sáng.
  • Bàn ghế không phù hợp: Bàn và ghế học tập không đúng kích thước và không phù hợp với tầm vóc của học sinh.
  • Tư thế ngồi học không đúng: Khi viết bài hoặc làm bài tập, học sinh thường để mắt quá gần mặt bàn.
  • Sách và cách đọc không phù hợp: Đọc sách hoặc truyện với cỡ chữ quá nhỏ, hoặc đọc trong tư thế không thoải mái như vừa đi vừa đọc hay vừa nằm đọc, dẫn đến mắt bị mỏi.
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng cận thị ở trẻ em, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến môi trường học tập

Hiện nay, việc sử dụng thiết bị vi tính ngày càng phổ biến ở học sinh, từ nhỏ đến lớn, làm tăng thêm sự mệt mỏi cho mắt vốn đã phải làm việc nhiều trong quá trình học tập.

Do đó, mắt của học sinh thường xuyên bị căng thẳng và không được nghỉ ngơi hợp lý. Tình trạng này có thể dẫn đến "cận thị giả," và nếu không được kiểm soát, có thể tiến triển thành cận thị thật, khiến thị lực giảm sút và cần can thiệp y khoa.

>> Tìm hiểu thêm: Tư vấn 9 cách kiểm soát độ cận thị hiệu quả hiện nay

Các phương pháp kiểm soát sự tiến triển cận thị ở trẻ

Để kiểm soát sự tiến triển của cận thị ở trẻ em, các phương pháp chính bao gồm:

  • Kính Ortho-K: Đây là loại kính áp tròng cứng thấm khí, được đeo qua đêm để làm dẹt biểu mô giác mạc trung tâm và làm dày biểu mô vùng ngoại vi. Việc này giúp làm chậm sự dài ra của trục nhãn cầu. Kính Ortho-K tạm thời làm phẳng giác mạc trung tâm, cho phép người dùng có thể nhìn rõ vào ban ngày mà không cần kính gọng.

Kính Ortho-K là loại kính áp tròng cứng thấm khí, được đeo qua đêm để làm dẹt biểu mô giác mạc trung tâm

  • Thuốc atropin nồng độ thấp: Atropin là thuốc đối kháng muscarin không chọn lọc, có tác dụng giãn đồng tử và liệt điều tiết. Sử dụng atropin ở nồng độ thấp (0,01%) có thể giảm sự gia tăng cận thị tới 50% mà không gây các tác dụng phụ như lóa mắt hay khó nhìn gần. Thuốc này không chỉ giúp kiểm soát sự tiến triển của cận thị mà còn ngăn ngừa khởi phát cận thị ở trẻ.
  • Kính áp tròng mềm đa tiêu (Multifocal soft contact lenses): Đây là loại kính áp tròng có thể giúp trẻ nhìn rõ ở mọi khoảng cách, từ xa, trung gian đến gần. Kính đa tiêu làm giảm hiện tượng mờ ở vùng ngoại vi võng mạc, từ đó hạn chế sự gia tăng cận thị. Tuy nhiên, trẻ cần đủ tuổi và có sự theo dõi của bác sĩ và cha mẹ để đảm bảo an toàn.
  • Kính hai tròng (Executive Bifocal): Kính hai tròng có thiết kế với hai tiêu cự, giúp người sử dụng nhìn rõ cả khi nhìn xa và gần. Với một đường ngang chia khu vực công suất của hai thấu kính, kính Executive có vùng nhìn gần rộng hơn so với kính hai tròng thông thường. Điều này giúp giảm sự căng thẳng cho mắt và hạn chế sự tiến triển của cận thị.
  • Tăng cường hoạt động ngoài trời và giảm thời gian nhìn gần: Nghiên cứu cho thấy trẻ em tham gia nhiều hoạt động ngoài trời có tỷ lệ gia tăng cận thị thấp hơn so với trẻ ít tham gia. Bên cạnh đó, việc giảm thời gian dành cho các công việc nhìn gần cũng góp phần vào việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị ở trẻ.
Nghiên cứu cho thấy trẻ em tham gia nhiều hoạt động ngoài trời có tỷ lệ gia tăng cận thị thấp hơn so với trẻ ít tham gia.

Phòng ngừa cận thị ở lứa tuổi học đường

Để phòng ngừa cận thị ở trẻ em trong độ tuổi học đường, cần chú ý các điểm sau:

  • Đảm bảo ánh sáng thích hợp: Trẻ cần đọc và viết trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, không quá chói hoặc quá mờ, vì cả hai đều có thể gây hại cho mắt.
  • Giữ khoảng cách hợp lý: Trẻ nên giữ mắt cách sách hoặc giấy viết tối thiểu 30 cm.
  • Khoảng cách với máy tính: Trẻ nên ngồi cách màn hình máy tính khoảng 50 cm.
  • Lựa chọn sách phù hợp: Hạn chế đọc các sách hoặc truyện với cỡ chữ quá nhỏ hoặc mờ.
  • Tư thế đọc sách: Trẻ không nên nằm trên giường hoặc sàn nhà khi đọc sách. Nên ngồi trên bàn học ngay ngắn và đảm bảo có đủ ánh sáng khi đọc.
  • Chăm sóc dinh dưỡng: Cung cấp đủ vitamin A, C, E, cũng như khoáng chất như kẽm và selen là rất quan trọng. Kết hợp học tập với vui chơi, hoạt động ngoại khóa và thể dục thể thao sẽ giúp giảm nguy cơ gia tăng cận thị.

Vai trò quan trọng của kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ

Việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị ở trẻ em đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cận thị không chỉ là một tật khúc xạ đơn giản có thể được khắc phục bằng cách đeo kính, mà nếu không được quản lý đúng cách, nó có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị ở trẻ em đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Nếu cận thị không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như bong võng mạc, thiên đầu thống (đau đầu do cận thị nặng), và đục thủy tinh thể sớm. Những biến chứng này không chỉ làm giảm thị lực mà còn có thể làm tăng nguy cơ mù lòa.

>>>Có thể bạn quan tâm: Gặp gỡ chuyên gia kiểm soát cận thị quốc tế

Cận thị học đường có thể ảnh hưởng sâu rộng đến khả năng nhận diện hình thể, sự khéo léo trong việc sử dụng tay, và các kỹ năng nhanh nhạy. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong các hoạt động sinh hoạt, học tập và giao tiếp, làm giảm khả năng khám phá thế giới xung quanh của trẻ. Hơn nữa, các bệnh về mắt liên quan đến cận thị có thể làm quá trình giảm thị lực và lão hóa mắt xảy ra nhanh chóng hơn.

Đối với trẻ em bị cận thị, đặc biệt là những trường hợp có sự tiến triển nhanh chóng, việc thăm khám định kỳ với bác sĩ mắt là rất cần thiết. Nên thực hiện kiểm tra mắt ít nhất 3 tháng một lần để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng mắt và tư vấn các phương pháp kiểm soát sự tiến triển của cận thị một cách phù hợp. Điều này không chỉ giúp duy trì thị lực của trẻ mà còn giảm thiểu nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cận thị.


Trên đây là những thông tin sơ lược về các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ mà Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tham khảo và tổng hợp lại; Để biết thêm thông tin về phương pháp kiểm soát cận thị cũng như tìm hiểu về kính áp tròng Ortho-K, vui lòng liên hệ Hotline: 1900 277 227 đặt lịch khám trực tiếp với Bác sĩ TẠI ĐÂY

Bệnh viện Mắt Hà Nội 2
Điều trị bằng khối óc - Chăm sóc từ trái tim


Thông tin tham khảo:

  1. Kiểm soát cận thị tiến triển
  2. CẬN THỊ GIA TĂNG Ở TRẺ: Nguy cơ giảm thị lực do học Online kéo dài!
  3. Cận thị học đường: Những sai lầm ai cũng mắc phải, cần làm gì?
  4. Gặp gỡ chuyên gia kiểm soát cận thị quốc tế
Bài viết hữu ích?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN