Điều kiện để mổ mắt xóa cận thị
Để xác định khả năng phẫu thuật cận thị, việc thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín là cần thiết nhằm đảm bảo sự tư vấn chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa. Quy trình kiểm tra kỹ lưỡng sẽ giúp đánh giá chính xác tình trạng mắt và khả năng tiến hành phẫu thuật an toàn.
Vào thứ 5 hằng tuần, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 triển khai chương trình Khám chuyên sâu mổ cận miễn phí trị giá 1.500.000đ, cho toàn bộ khách hàng mang đến cơ hội kiểm tra và tư vấn chi tiết trước khi thực hiện phẫu thuật. |
Dưới đây là những điều kiện tối thiểu để thực hiện phẫu thuật cận thị theo tiêu chuẩn đang được áp dụng tại các bệnh viện và phòng khám uy tín trên toàn quốc.
Độ tuổi thích hợp để mổ cận
Theo khuyến cáo từ bộ y tế, độ tuổi mổ cận là từ sau 18 tuổi cho đến dưới 40 tuổi. Ở những độ tuổi này, độ cận đã ổn định và ít có sự thay đổi nên khả năng phẫu thuật thành công sẽ cao hơn và hiệu quả kéo dài lâu. Ngược lại, người dưới 18 tuổi và trên 40 tuổi sau khi mổ cận có thể không còn thích hợp để mổ cận. Nguyên nhân là do:
- Người dưới 18 tuổi: Mắt đang trong giai đoạn phát triển, độ cận vẫn chưa ổn định và có nhiều thay đổi.
- Người trên 40 tuổi: Mắt đã bắt đầu lão hóa, khả năng hồi phục thị lực kém dần và có thể tồn tại các yếu tố bất thường khác.
Nếu bạn không nằm trong độ tuổi khuyến nghị để mổ cận, không cần quá lo lắng. Hãy đến các bệnh viện uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị cận thị phù hợp nhất.
Cận và loạn bao nhiêu độ thì nên mổ?
Tất cả bệnh nhân cận trên 0.5 đi-ốp đều có khả năng thực hiện phẫu thuật khúc xạ. Tuy nhiên, bạn nên chú ý kiểm tra độ cận định kì của mình để đảm bảo không có nhiều thay đổi, cụ thể:
- Trong vòng ít nhất 1 năm đến 2 năm: Độ cận không thay đổi quá 0.75 đi-ốp.
- Trong vòng 6 tháng trước mổ: Độ cận không thay đổi quá 0.5 đi-ốp.
Đối với những người có độ cận thị trên 12 đi-ốp và loạn trên 6 đi-ốp có thể lựa chọn phương pháp Phakic ICL - một giải pháp hiệu quả và an toàn để điều trị cận thị ở mức độ cao nếu độ dày giác mạc không đủ để lựa chọn phương pháp laser.
>> Tham khảo thêm: Review các phương pháp và Quy trình mổ mắt cận từ A đến Z
Tình trạng sức khỏe chung của mắt & các bệnh lý liên quan
Để đảm bảo ca mổ cận thị thành công và giảm thiểu nguy cơ biến chứng, sức khỏe mắt là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong trường hợp mắc phải một số bệnh lý sau đây, không nên thực hiện phẫu thuật cận thị:
- Viêm nhiễm: Viêm kết giác mạc, viêm bờ mi, viêm màng bồ đào,...
- Mắt lác: Cần kết hợp phẫu thuật lác và điều trị khúc xạ mới có thể đạt được kết quả cao nhất.
- Nhược thị: Trong một vài trường hợp bệnh nhân cần bỏ kính hoặc lệch khúc xạ nặng vẫn có thể tiến hành phẫu thuật.
- Bệnh liên quan đến thủy tinh thể: Nếu mắc bệnh đục thủy tinh thể, người bệnh nên điều trị triệt để mới có thể tiến hành phẫu thuật cận.
- Liên quan đến võng mạc: Nếu mắc các bệnh lý về võng mạc ảnh hưởng thị lực, việc phẫu thuật cận thị chỉ có thể tác động trên giác mạc mà không thể cải thiện thị lực.
Ngoài các bệnh lý nêu trên, còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu và bảo vệ sức khỏe mắt, nên điều trị các bệnh lý hiện có trước khi quyết định mổ cận thị và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
>> Xem thêm: Những lưu ý trước và sau khi mổ cận
Giác mạc có hình dạng bình thường, không quá mỏng
Trong phẫu thuật, bác sĩ sử dụng tia laser để điều chỉnh độ cong của giác mạc nhằm cải thiện độ khúc xạ. Tuy nhiên, nếu giác mạc có cấu trúc bất thường như quá phẳng, hình chóp, lồi lõm hoặc có sẹo, việc phẫu thuật có thể không đạt hiệu quả như mong muốn và có nguy cơ làm tình trạng cận nặng thêm. Vì vậy, cấu trúc giác mạc là yếu tố quyết định trong việc chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Ngoài ra, nếu tình trạng giác mạc của bạn quá mỏng, phương pháp laser có thể không hiệu quả do nguy cơ giảm độ dày giác mạc và mất an toàn. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Phakic ICL là phương pháp thay thế hiệu quả dành cho những người có giác mạc mỏng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra giải pháp cải thiện thị lực phù hợp.
Tình trạng sức khỏe tổng quan
Người mắc các bệnh lý như viêm khớp, xơ cứng, hoặc Lupus không nên thực hiện phẫu thuật cận thị. Những tình trạng này có thể làm chậm quá trình hồi phục và gia tăng nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, hiệu quả cải thiện thị lực sau phẫu thuật có thể không đạt được như mong muốn. Để đảm bảo kết quả tối ưu và giảm thiểu rủi ro, bệnh nhân cần duy trì sức khỏe tổng quát tốt và có hệ miễn dịch ổn định trước khi quyết định phẫu thuật.
Một số điều kiện khác
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên thực hiện phẫu thuật mắt do sự thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến độ khúc xạ của mắt. Để đảm bảo hiệu quả phẫu thuật và an toàn, bạn nên thực hiện trước khi mang thai ít nhất 3 tháng hoặc sau khi cai sữa cho bé ít nhất 3 tháng.
Bên cạnh đó, các trường hợp như bệnh lý toàn thân nghiêm trọng, tình trạng mắt chưa ổn định cũng nên được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định phẫu thuật.
Mổ cận có đau không?
Phẫu thuật cận thị hoàn toàn không gây đau đớn. Người bệnh sẽ được nhỏ thuốc tê trước khi mổ. Thời gian chiếu tia laser vào bề mặt mắt cũng chỉ khoảng 23s mỗi mắt.
Hiện tại, mổ cận thị có nhiều phương pháp khác nhau. Song hầu hết các phương pháp đều không tạo cảm giác đau đớn. Nếu có thì chỉ là cảm giác hơi khó chịu sau mổ. Dấu hiệu này sẽ hết dần sau phẫu thuật tùy theo tình trạng mắt mỗi người. Người bệnh có thể sinh hoạt lại bình thường ngay sau khi bình phục hẳn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bao nhiêu tuổi thì nên mổ cận và những thắc mắc về điều kiện để mổ mắt. Nếu bạn yêu thích và thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người nhé!
Bệnh viện Mắt Hà Nội 2
|
Thông tin tham khảo: |