Nhức mắt là gì?
Nhức mắt là cảnh báo của chứng rối loạn điều tiết ở mắt. Đây là tình trạng phổ biến thường gặp khi mắt chúng ta phải làm việc với cường độ cao, bị quá tải và không được nghỉ ngơi hợp lý. Nhức mắt cũng có thể là dấu hiệu thường gặp của một số bệnh lý về mắt.
Nhức mắt gây cảm giác khó chịu cho chúng ta, ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống nhưng nó sẽ biến mất nhanh chóng nếu mắt chúng ta được nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách và điều tiết phù hợp.
Nhức mắt thường bị ở cả 2 mắt nhưng cũng có trường hợp chỉ nhức một .
Bị nhức mắt sẽ có biểu hiện như nào?
Khi mắt bị đau nhức sẽ mang lại cảm giác khó chịu cho bạn. Tùy mức độ, nó có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc và học tập của người bệnh. Nhức mắt thường xuất hiện với những biểu hiện đặc trưng sau đây:
- Mỏi mắt: Cảm giác điều tiết mắt gặp khó khăn, không thể tập trung khi làm việc, học tập, mắt dễ bị kích thích.
- Thị lực suy giảm: Mắt nhìn mọi vật thấy mờ đi.
- Song thị: Mắt gặp ảo giác nhìn một vật thành .
- Khô mắt: Cảm giác khô rát mắt, mắt bị cộm như có hạt sạn bên trong, đỏ mắt.
- Chảy nước mắt: Nước mắt chảy ra không kiểm soát, thấy mắt tự nhiên ướt không rõ nguyên nhân.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Khi nhìn ánh sáng mạnh mắt bị lóa, chói, khó nhìn, thấy ảo giác quầng sáng xung quanh nguồn sáng.
- Đau đầu: Nhức mắt có thể đi kèm với triệu chứng đau đầu, đau vai và có thể đau ở lưng.
Nhức mắt có nguy hiểm không?
ị nhức mắt thông thường do quá tải khi làm việc thường không để lại hậu quả nặng nề hay kéo dài nhưng có thể diễn biến nặng hơn gây cho bạn nhiều cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Khả năng tập trung làm việc, học tập cũng bị giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ.
Khi triệu chứng nhức mắt mới xuất hiện, người bệnh cần chủ động để mắt được nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng lại khả năng điều tiết của mắt, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong một thời gian dài. Việc bạn cần làm là theo dõi, để ý tình trạng mắt thường xuyên, tuyệt đối không được chủ quan khi gặp phải hiện tượng đau nhức mắt vì nó có thể tiềm ẩn một số nguy cơ bệnh lý khác ở mắt.
Nếu bị nhức mắt kéo dài, tình trạng diễn biến ngày càng nặng thêm, việc nghỉ ngơi không mang lại hiệu quả thì bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được thăm khám mắt, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. Nhức mắt kéo dài dai dẳng lúc này có thể không phải do làm việc quá sức nữa, nó có khả năng là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm khác ở mắt.
Bị nhức mắt kéo dài có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thị lực, thậm chí nhiều người bệnh còn phải đối diện với nguy cơ mù lòa.
Top 12 nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức mắt
Bị nhức mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau cấu thành lên. Dưới đây sẽ là tổng hợp 12 nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức mắt thường gặp nhất hiện nay.
1. Do hội chứng thị giác màn hình
Khi mắt bạn bị nhức mỏi đi cùng với biểu hiện khó tập trung khi làm việc, học tập, đau đầu kèm theo sẽ là những triệu chứng thường thấy ở hội chứng thị giác màn hình.
Việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử có nguồn ánh sáng xanh nguy hại cho mắt trong một thời gian dài dễ gây nhiều thương tổn cho mắt với các bệnh lý nguy hiểm.
Và hội chứng thị giác màn hình là một trong những nguyên nhân thường gặp phải nhất.
Bạn chỉ cần tiếp xúc liên tục với màn hình của các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại, TV... trên 3 giờ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực ở mắt lên đến 90%. Các ánh sáng xanh nguy hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng thị giác màn hình. Tình trạng này để lâu sẽ gây suy giảm thị lực, người bệnh có nguy cơ đối diện với mù lòa vĩnh viễn.
Cùng với ánh sáng từ các thiết bị điện tử, nguồn ánh sáng nguy hiểm phát ra từ đèn huỳnh quang, đèn LED cũng gây nhiều nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm cho mắt. Các nguồn ánh sáng này sẽ tác động trực tiếp gây thương tổn cho các tế bào võng mạc, làm chết các tế bào thị giác. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến thị lực suy giảm, đẩy cao nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
2. Do có dị vật bên trong mắt
Cùng với hội chứng thị giác màn hình, dị vật trong mắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nhức mắt. Có một dị vật nào đó vô tình bị rơi vào mắt bạn chẳng hạn như: Bụi bẩn từ môi trường, lông mi mắt, phấn trang điểm, vụn kim loại, mùn cưa... khiến mắt bạn đột ngột bị đau nhức.
Dị vật bị kẹt lại bên trong mắt ngoài gây cảm giác đau nhức mắt còn có thể gây kích ứng, đỏ mắt, chảy nước mắt. Một số người sẽ thấy thêm cảm giác nhìn mọi vật bị mờ đi, nhạy cảm khi thấy ánh sáng. Ngoài ra, khóc xong bị nhức mắt cũng là một hiện tượng thường gặp phải trong cuộc sống.
3. Do tình trạng khô mắt gây nhức mắt
Khi mắt bạn có hiện tượng bị khô, rát, đỏ mắt sẽ luôn đi kèm với nhức mắt, đây thường là bệnh lý khô mắt. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khô mắt đến từ môi trường sống. Khi bạn phải làm việc trong một môi trường nóng bức hay ở lâu trong điều hòa, cùng với đó là bầu không khí ô nhiễm, các chất thải, khói bụi độc hại, tia cực tím nguy hiểm từ mặt trời... sẽ làm mắt tăng nguy cơ bị khô, mỏi, đau nhức mắt và thị lực có thể bị suy giảm.
Khô mắt cũng có thể do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, lượng nước mắt với chức năng duy trì độ ẩm cho phim nước mắt sẽ giảm dần theo thời gian, độ tuổi của bạn. Phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh cũng hay gặp phải vấn đề về khô mắt gây nhức, mỏi mắt.
4. Do bị kích ứng với kính áp tròng
Kính áp tròng thường có thể chứa đựng một số tác nhân hóa học gây mẫn cảm cho mắt. Do vậy, những người đeo kính áp tròng thường xuyên, qua đêm mà không bỏ ra, hay vệ sinh kính áp tròng không đúng cách cũng dễ bị kích ứng với kính. Kích ứng kính áp tròng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mắt.
Ngoài ra đeo kính áp tròng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mắt tiết ra giảm đi, kém đi gây ra tình trạng khô mắt khiến mắt bị đau nhức, cộm, nhìn mờ. tình trạng này thường gặp phải vào cuối ngày.
5. Do mắt bị chấn thương
Các chấn thương ở mắt như bỏng giác mạc có thể khiến mắt bị đau nhức dữ dội, tổn thương nặng nề. Bỏng giác mạc đa phần do làm việc trong môi trường đặc thù,tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất thải độc hại cùng các nguồn sáng có cường độ cao, nguy hại cho mắt nhưng không sử dụng kính bảo hộ lao động.
Khi gặp các chấn thương ở mắt sẽ khiến bạn cảm giác đau nhức mạnh, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu kịp thời để giúp giữ lại thị lực cho mắt.
6. Do giác mạc bị trầy xước
Giác mạc trong mắt chúng ta là một lớp mô trong suốt và rất mỏng, nằm ngay phía trước của nhãn cầu. Khi bị tác động từ bên ngoài nó rất dễ bị trầy xước. Cảm giác đầu tiên khi giác mạc mắt bị xước sẽ là đau nhức mắt nhiều khiến người bệnh khó chịu. Mắt lúc này sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng, chảy nước mắt nhiều.
Đa số các trường hợp trầy xước giác mạc nhẹ đều không để lại hậu quả nghiêm trọng, có thể tự lành trong vòng 24 tiếng. Với những vết xước sâu hơn bạn phải tuyệt đối cẩn thận vì có thể làm mắt bạn bị nhiễm trùng. Đối diện với nguy cơ loét giác mạc nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Bạn không thể tự phân biệt được vết xước nhẹ hay sâu, nên khi thấy mắt bị đau nhức nhiều kèm theo chảy nước mắt và khó khăn khi nhìn mọi vật nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
7. Do mắt bị viêm bờ mi
Các tuyến dầu nằm trên bờ mi của mắt khi bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công sẽ gây ra tình trạng viêm bờ mi. Bệnh lý này sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho mắt, cùng với sưng đỏ mí mắt, người bệnh sẽ thấy đau, nhức mắt, thị lực giảm sút. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm này có thể do dị ứng, cơ địa, nấm ký sinh...
8. Do bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ trong y khoa có tên gọi là viêm kết mạc. Kết mạc của mắt chỉ là một lớp màng niêm mạc mỏng che phủ phần lòng trắng của nhãn cầu cùng với phía bên trong của mi mắt. Lớp niêm mạc này rất dễ viêm nhiễm khi mắt bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Viêm kết mạc thường biểu hiện với những cơn đau nhức mắt nhẹ đi kèm với cảm giác ngứa, đỏ mắt, dịch chảy ra từ trong mắt.
9. Do bệnh lý thoái hóa điểm vàng
Khi mắt bạn bị nhức mỏi đi kèm với triệu chứng song thị, nhìn đồ vật bị méo mó thì rất có khả năng bạn đang đối diện với nguy cơ bệnh lý thoái hóa điểm vàng.
Cuộc sống hiện đại, việc lạm dụng quá nhiều các thiết bị điện tử cùng với các nguồn ánh sáng nhân tạo khác là nguyên nhân chính gây ra các thương tổn cho tế bào thị giác cùng với các tế bào võng mạc.
Nguồn ánh sáng nguy hại có thể tác động vào võng mạc gây ra nhiều thương tổn nghiêm trọng, làm chết các tế bào võng mạc khiến mắt tổn thương, thị lực giảm sút gây ra thoái hóa điểm vàng.
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý về mắt này là nhìn cảnh vật bị biến dạng, méo, lệch. Cùng với đó sẽ là triệu chứng đau, nhức mắt, thấy điểm mờ đen trước mắt, song thị,màu bị nhạt...
10. Do đục thủy tinh thể
Khi mắt bạn gặp phải tình trạng mỏi mắt, nhức mắt kéo dài, cấp độ nặng ngày càng gia tăng. Đi kèm với đó là thị lực suy giảm, mắt như có làn sương mờ bao phủ, thấy chấm đen, nhạy cảm với ánh sáng sẽ là những biểu hiện của bệnh lý đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể là bệnh lý nguy hiểm ở mắt, có nguy cơ gây mù lòa hàng đầu trên thế giới hiện nay. Đục thủy tinh thể thường gặp nhiều nhất ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Nhưng hiện nay bệnh lý này đang dần trẻ hóa, số người trẻ tuổi mắc phải ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen sống thiếu khoa học, lạm dụng các thiết bị điện tử quá nhiều cùng tác động của các chất độc hại từ môi trường sống.
Khi mắc đục thủy tinh thể, mắt bạn sẽ bị giảm khả năng điều tiết, phổ biến tình trạng đau nhức mắt đột ngột, mờ mắt. Khi thủy tinh thể bị đục ở giai đoạn đầu, bệnh lý hoàn toàn có thể được điều trị. Vì vậy ngay khi cảm thấy mắt nhức mỏi kéo dài kèm theo thị lực giảm sút, lóa mắt... bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh để có phương pháp điều trị, khắc phục kịp thời.
11. Do bệnh tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng mù lòa thứ 2 chỉ sau đục thủy tinh thể. Bệnh lý nguy hiểm này xảy ra khi lượng thủy dịch trong mắt gặp vấn đề, không thể điều tiết bình thường tạo áp lực lên mắt, để lâu sẽ gây thương tổn đến dây thần kinh thị giác dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Bệnh tăng nhãn áp thường có một số triệu chứng phổ biến như: Đau đầu, nhức mắt, buồn nôn, thị lực suy giảm, nhạy cảm với ánh sáng. Một số trường hợp cấp tính có thể gây đau nhức mắt đột ngột, dữ dội, có thể lan lên cả đỉnh đầu.
12. Do đau nửa đầu
Khi cơ thể gặp phải các vấn đề về thần kinh, tuần hoàn máu hay bất ổn ở não bộ sẽ xảy ra tình trạng đau nửa đầu. Tình trạng này thường diễn ra đột ngột và dữ dội kèm theo các triệu chứng bị đau nhức mắt, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng...
Đau nửa đầu bên phải sẽ kèm theo biểu hiện đau nhức mắt bên trái và ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là căng thẳng hệ thần kinh, bệnh nhân bị stress trong thời gian dài, thiếu ngủ trầm trọng, rối loạn các dây thần kinh ở não bộ, lạm dụng quá nhiều các chất kích thích.
Tình trạng đau đầu nhức mắt kéo dài liên tục, thường xuyên vừa gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe của bệnh nhân loại dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm....
Phải làm gì để phòng tránh nhức mắt?
Triệu chứng nhức mắt khi đi kèm với những dấu hiệu khác sẽ khiến mắt đối diện với nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau về mắt. Khi gặp tình trạng nhức mỏi mắt việc bạn cần làm đầu tiên là để mắt được nghỉ ngơi, xây dựng thói quen sinh hoạt tốt cho mắt để duy trì đôi mắt sáng khỏe. Dưới đây là một số việc bạn cần lưu ý để phòng tránh nhức mắt:
Tuyệt đối không dụi mắt
Hành động dụi mắt của bạn tuy đơn giản nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Nó có thể gây xước giác mạc, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong mắt gây viêm nhiễm, nhiễm trùng... Thay bằng dụi mắt, khi thấy khó chịu bạn nên rửa mắt với nước sạch. Nếu mắt có dị vật hãy dùng tăm bông để lấy ra ngoài. Trong trường hợp dị vật lớn hay xước giác mạc gây đau nhức nhiều cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Đeo kính bảo vệ mắt
Khi ra ngoài nên đeo kính dâm để bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như: Bụi, bẩn, ô nhiễm và các tia cực tím gây hại từ mặt trời.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
Máy tính, điện thoại, tivi... là những thiết bị điện tử chứa nguồn ánh sáng xanh nguy hại cho mắt. Bạn nên hạn chế sử dụng chúng, nếu đặc thù công việc phải dùng nhiều bạn nên kết hợp chế độ nghỉ ngơi 20 phút nghỉ mắt khoảng 20 giây, đưa mắt quan sát các vật khác với khoảng cách tầm 6m.
Nên chọn màn hình máy tính có độ phân giải cao để hình ảnh sắc nét hơn khi nhìn vào sẽ giúp giảm bớt tình trạng mỏi mắt. Ngoài ra bạn cũng cần vệ sinh màn hình thường xuyên, lau sạch bụi bẩn vì chúng có thể làm giảm độ tương phản, gây ra tình trạng chói, nhức mắt.
Sử dụng ánh sáng phù hợp
Khi làm việc, học tập hay đọc sách bạn nên điều chỉnh ánh sáng, đảm bảo ở mức phù hợp, tạo cảm giác dễ chịu nhất cho mắt. Để mắt không phải điều tiết quá nhiều gây ra tình trạng nhức mỏi, khó chịu.
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Một chế độ ăn uống khoa học cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt của bạn như: Các loại vitamin A, C, E... có chứa chất chống oxy hóa cùng các khoáng chất có nhiều ở trong rau, củ quả sẽ giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe, tránh nhức mỏi. Cùng với đó bạn cần hạn chế các thức ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, các chất kích thích... gây hại cho mắt, làm gia tăng tình trạng nhức, mỏi mắt.
Để mắt được nghỉ ngơi
Khi thấy đau nhức mắt đi kèm với mỏi mắt, nhìn mờ... bạn cần để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn để hồi phục khả năng điều tiết. Khi tình trạng diễn biến nặng hơn, kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được thăm khám để tìm ra nguyên nhân, cách điều trị phù hợp.
Khám định kỳ
Bạn nên đi thăm khám mắt định kỳ hàng năm để kiểm tra toàn diện tình trạng sức khỏe của đôi mắt. Phát hiện các nguy cơ bệnh lý hoặc giai đoạn sớm của bệnh lý để có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp.
Bài viết trên đây đã giải đáp đầy đủ thắc mắc xoay quanh vấn đề đau nhức mắt cho biết điều gì. Hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn cần góp ý hoặc còn câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp nhé!