Tìm hiểm về tình trạng xước giác mạc ở trẻ
Trầy xước giác mạc (trợt giác mạc) là tình trạng xuất hiện vết trầy, xước hoặc vết cắt trúng trên giác mạc mắt khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, cộm xốn trong mắt, sưng mắt, khó mở mắt. Giác mạc của chúng ta vốn là bộ phận trong suốt nằm ở phía ngoài cùng của mắt, giữ chức năng bảo vệ mắt và hội tụ ánh sáng giúp mắt nhìn rõ sự vật.
Giác mạc vừa nằm ngoài cùng và khá mỏng nên rất dễ gặp tổn thương. Các dị vật nhỏ như cát, bụi, côn trùng.... vô tính bay vào mắt, bám dính lại trên giác mạc cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ khôn lường. Tình trạng này nếu không được xử trí đúng cách có thể gây thương tổn giác mạc vĩnh viễn.
Trẻ bị xước giác mạc có nguy hiểm không?
Xước giác mạc ở trẻ có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào cấp độ thương tổn trẻ gặp phải. Thông thường đều là các vết xước nông nằm trên bề mặt thì không gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ bị xước giác mạc nhẹ có thể tự khỏi sau 24 đến 48 giờ.
Trong một số ít trường hợp, vết xước có thể bị nhiễm trùng gây loét giác mạc vô cùng nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe đôi mắt trẻ.
Dù là thương tổn nhẹ hay nặng thì cha mẹ đều cần phải nắm được cách xử trí đúng cách, phòng tránh biến chứng nguy hiểm gây tổn hại đến thị lực của trẻ. Xước giác mạc sâu nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, thậm chí là gây suy giảm thị lực, hậu quả cuối cùng là gây mất thị lực vĩnh viễn.
Dấu hiệu nhận biết xước giác mạc ở trẻ em
Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được vấn đề nghiêm trọng ở mắt cũng như nhận biết được triệu chứng bản thân gặp phải là tình trạng gì để bày tỏ với cha mẹ. Vì vậy, phụ huynh nên chú ý các hành động, dấu hiệu bất thường ở trẻ như:
- Trẻ liên tục dụi mắt, khó chịu, nhức mắt cộm xốn trong mắt và khó mở mắt.
- Quan sát thấy mắt trẻ bị đỏ, đau rát ở mắt có thể khiến trẻ nhăn nhó, than khóc.
- Chảy nước mắt không kiểm soát.
- Trẻ khó khăn khi cử động ở mắt.
- Trẻ dùng tay che một hoặc cả hai bên mắt.
- Thị lực của trẻ bị ảnh hưởng, suy giảm.
- Trẻ nhạy cảm, khó chịu khi nhìn thấy ánh sáng, mắt không chịu được ánh sáng chói...
Trẻ bị xước giác mạc do đâu?
Đa phần nguyên nhân gây xước giác mạc là do dị vật bay hoặc bám vào mắt trẻ. Các dị vật nhỏ như bụi, hạt cát khi bám lâu vào mắt có thể gây trầy xước giác mạc khi trẻ vô tình chớp mắt. Ngoài ra, xước giác mạc ở trẻ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống như:
- Đeo kính sát tròng tròn một thời gian dài.
- Chà sát mắt nhiều.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không đeo kính bảo hộ.
- Trẻ sống ở nơi có nhiều cát hoặc không khí bị ô nhiễm thường xuyên.
- Trẻ hay chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ...
Các yếu tố này sẽ gia tăng khả năng trầy xước giác mạc ở trẻ em.
Sơ cứu trẻ bị xước giác mạc nên được tiến hành như nào?
Bên cạnh việc nắm được các bước sơ cứu nhanh cho trẻ bị xước giác mạc, cha mẹ cũng cần phải nắm được các việc nên tránh khi sơ cứu để không khiến thương tổn ở mắt trẻ trở nên nặng nề hơn. Cụ thể:
Các bước sơ cứu nhanh
- Bước 1: Nhanh chóng lấy nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ đầy vào một cốc nước nhỏ. Đặt rìa mép cốc tì vào xương nền hốc mắt của bé. Trong tình huống khẩn cấp không kịp lấy cốc, bạn có thể dùng vòi nước ấm cho chảy qua mắt trẻ hoặc bắn nước vào mắt giúp rửa sạch mắt cho trẻ, dị vật có thể bị rửa trôi.
- Bước 2: Bắt bé chớp mắt nhiều lần trong nước giúp dị vật trôi ra ngoài theo làn nước. Bắt bé chớp mắt cả bên ngoài, động tác điều tiết mắt này có thể giúp mắt trẻ tự loại bỏ những hạt bụi hoặc hạt cát nhỏ đang bám vào giác mạc.
- Bước 3: Lấy tay nhẹ nhàng kéo mi mắt trên của trẻ xuống mi mắt dưới. Lông mi ở mí mắt dưới có thể giúp chải đi các dị vật nằm ở bề mặt của mi mắt phía trên.
- Bước 4: Sau khi sơ cứu, mắt đã đỡ cộm hơn hãy để trẻ nhắm mắt, nằm nghỉ ngơi.
Các việc phải tránh khi sơ cứu
- Không cố gắng lấy dị vật đã cắm vào nhãn cầu mắt trẻ, tránh việc cố lấy các dị vật lớn khiến cho trẻ khó nhắm mắt.
- Ngăn cản trẻ dụi mắt khi bị thương. Đụng, chạm hay ấn vào mắt lúc này có thể khiến cho vết trầy xước ở giác mạc trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không lấy gạc bông, nhíp hay bất cứ dụng cụ nào khác đụng vào nhãn cầu để cố lấy dị vật vì có thể khiến cho vết xước giác mạc của trẻ thêm trầm trọng hơn.
Trẻ bị xước giác mạc khi nào cần đi bệnh viện?
Trẻ bị xước giác mạc cần đi khám mắt để xác định tình trạng thương tổn để có hướng xử lý phù hợp, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực. Đặc biệt, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện các triệu chứng:
- Thị lực trẻ suy giảm nhiều hơn.
- Mắt trẻ bị đau, cơn đau ngày càng gia tăng cấp độ nặng hơn khiến trẻ quấy khóc.
- Mắt nổi gân đỏ, chảy nước mắt không kiểm soát.
- Mắt trẻ bị chảy máu.
- Không thể lấy dị vật ra khỏi mắt trẻ...
Trầy xước giác mạc ở trẻ có thể điều trị như thế nào?
Bác sĩ sẽ khám mắt cho bé để đánh giá thương tổn ở giác mạc cũng như tìm xem còn dị vật nào nằm phía dưới mi mắt của trẻ không và giúp trẻ loại bỏ dị vật trong mắt bằng dụng cụ y tế chuyên dụng rồi tiến hành vệ sinh mắt cho trẻ.
Với tình trạng xước giác mạc thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt có thành phần kháng sinh để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn ở mắt. Trẻ có thể cần quấn băng kín che mắt để tránh bụi bẩn, tác nhân gây hại từ môi trường hay ánh sáng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mắt.
Nếu vết xước giác mạc nhỏ và nông thì chỉ mất khoảng 1 đến 3 ngày để mắt trẻ hồi phục. Còn nếu vết xước sâu và nặng hơn sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Cha mẹ cần lưu ý sử dụng thuốc cho con theo đúng chỉ định của bác sĩ, nếu phát hiện trẻ có dầu hiệu bất thường như: Mắt bị đau nhiều hơn, tình trạng kích ứng cấp độ nặng thêm, mắt đỏ nhiều hãy đưa con đi kiểm tra, khám mắt ngay.
Biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa xước giác mạc ở trẻ
Nắm được một số biện pháp bảo vệ mắt dưới đây sẽ giúp cha mẹ phòng ngừa hiệu quả tình trạng xước giác mạc ở trẻ:
- Dạy con về tầm quan trọng của mắt cũng như thị lực để trẻ có ý thức hơn, hạn chế dụi mắt dễ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, xước giác mạc.
- Hạn chế các đồ chơi góc cạnh, sắc nhọn, đưa lên mắt hay quạt vào mắt dễ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho mắt.
- Để ý cắt móng tay cho bé thường xuyên.
- Thiết lập thói quen đeo kính cho trẻ khi ra ngoài giúp tránh các tác nhân gây hại từ môi trường.
- Vệ sinh, chăm sóc mắt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên, bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt trẻ.
- Các hoá chất, chất tẩy rửa trong nhà cần để nơi an toàn, tránh xa tầm với của trẻ...
Tóm lại, bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn đọc các thông tin quan trọng về tình trạng xước giác mạc ở trẻ em cũng như các xử trí phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!