Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Khi mắt trẻ nổi gân đỏ, phần lớn các phụ huynh đều quan tâm đến việc cho con ăn gì để nhanh hồi phục mà vô tình bỏ quên những thực phẩm cần phải kiêng khem. Cùng với việc chăm sóc mắt cho trẻ đúng cách, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp con hạn chế những khó chịu ở mắt, quá trình hồi phục nhanh hơn. Vì vậy, bạn cần ghi nhớ 6 loại thực phẩm tuyệt đối nên kiêng cho trẻ khi bị đau mắt đỏ sau đây:
1. Kiêng đồ ăn tanh
Bạn đang thắc mắc không biết trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì thì câu trả lời đầu tiên là đồ ăn tanh. Các loại thực phẩm như: Cá, tôm. cua, mực, ngao, ốc... cùng các chế phẩm từ chúng cần phải được loại bỏ hàng đầu khi thiết lập thực đơn cho bé. Tuy các loại thực phẩm trên chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Canxi, protein, sắt... nhưng lại có nguy cơ bị dị ứng cao.
Nếu trẻ bị mắt gân đỏ ăn phải những đồ ăn tanh có thể khiến cho mắt bị nhiễm trùng nặng hơn, các dấu hiệu ngứa mắt, nhức mắt, cộm ngứa gia tăng khiến cho trẻ khó chịu. Thời gian phục hồi của mắt sẽ lâu hơn dù bé có được bố mẹ tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
2. Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các chuyên gia đã khẳng định, ăn thức ăn nhiều dầu, đặc biệt là mỡ động vật có nhiều chất béo no sẽ khiến cho lượng mỡ trong máu tăng cao, dẫn tới quá trình hồi phục của bệnh lý đau mắt đỏ ở trẻ diễn ra lâu hơn. Cùng với đó, các triệu chứng gây khó chịu ở mắt sẽ nhiều hơn. Lạm dụng dầu mỡ quá nhiều còn có thể khiến cho mắt kém thị lực.
Vậy nên, đồ ăn nhiều dầu, mỡ cũng là câu trả lời đúng đắn cho câu hỏi đau mắt đỏ ở trẻ em kiêng ăn gì?
3. Kiêng đồ uống có ga
Nước ngọt hay đồ uống chứa nhiều ga là những thức uống hàng ngày trẻ rất yêu thích, tuy vậy những thức uống nhiều đường này có thể làm cho bé mệt mỏi, đi kèm với các triệu chứng hoa mắt chóng mặt khó chịu. Tình trạng đau mắt đỏ của bé vì thế có thể bị ảnh hưởng. Hơn nữa, đồ uống có ga còn chứa rất nhiều chất tạo màu cũng như chất bảo quản không tốt cho dạ dày của trẻ nhỏ.
Vì thế, khi bé bị đau nhức mắt đỏ, tốt nhất mẹ nên cho con dùng nước lọc hoặc nước hoa quả giàu vitamin c như cam, quýt... bổ sung các khoáng chất tốt cho cơ thể.
4. Kiêng thực phẩm cay nóng
Các thực phẩm chế biến có chứa gia vị cay nóng như: Hành, tỏi, ớt, gừng, tiêu... thường có tính kích thích cao với đặc tính cay nóng sẽ khiến cho tình trạng đau mắt đỏ của bé trở nên tồi tệ hơn, mắt dễ bị kích ứng, nóng rát gây ra những khó chịu ở mắt.
Các loại thịt có nhiều đạm như: Thịt chó, thịt dê... cũng có những đặc tính cay nóng mẹ nên kiêng không cho bé sử dụng vì sẽ gây ra nhiều chuyển biến nghiêm trọng cho bệnh đau mắt đỏ, khiến bệnh lý hồi phục lâu hơn.
Vậy nên, trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì? Đồ ăn có tính cay nóng cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn của bé ngay.
5. Kiêng rau muống
Rau muống là thực phẩm quen thuộc, phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt. Loại rau này thường chứa nhiều dinh dưỡng, cung cấp các vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể như Vitamin C, A, sắt, canxi và chất xơ... Tuy vậy, khi trẻ bị đau mắt đỏ, ăn rau muống sẽ khiến cho mắt lên nhiều ghèn hơn, gia tăng cấp độ nặng của bệnh, kéo dài thời gian hồi phục.
Ăn nhiều rau muống sẽ khiến cho trẻ bị ngứa mắt, đưa tay lên dụi mắt nhiều hơn dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy khi bé bị đau mắt đỏ mẹ nên loại bỏ rau muống ra khỏi thực đơn của con đến khi khỏi bệnh.
6. Kiêng đồ nếp
Đau mắt đỏ ở trẻ em kiêng ăn gì? Đồ nếp sẽ là thực phẩm tiếp theo cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn của bé. Đồ nếp ở đây như: Xôi, ngô, khoai... thường có tính ôn ấm, khi bé ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong sẽ khiến cho tình trạng đau mắt đỏ lâu lành hơn. Vì vậy mẹ không nên cho bé ăn đồ nếp khi bị đau mắt đỏ.
Mách bạn cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ đau mắt đỏ
Khi trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, cảm giác khó chịu ở mắt sẽ khiến cho bé quấy khóc nhiều, vì vậy trang bị sẵn những kiến thức chăm sóc mắt giúp bé dễ chịu hơn là điều cần thiết cha mẹ cần phải biết. Dưới đây sẽ là một số cách rất tốt và hiệu quả giúp thuyên giảm triệu chứng đau, nhức, đỏ mắt khó chịu cho bé để bạn tham khảo:
Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé
Đa phần đau mắt đỏ đều do virus gây ra và hiện nay chưa có thuốc đặc trị tình trạng này. Mọi loại thuốc được chỉ định sử dụng hiện nay đều chỉ có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra mà thôi. Cách điều trị cũng như phòng ngừa đau mắt đỏ tốt nhất hiện nay chúng ta có thể làm là tăng cường sức đề kháng cho bé.
Thiết lập một chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học sẽ giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh, đề kháng tốt, chống lại sự xâm hại của virus, vi khuẩn.
- Với trẻ sơ sinh: Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ thường xuyên, càng nhiều càng tốt. Đồng thời mẹ cũng cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm tốt cho con, gia tăng sức đề kháng cho chính mình. Thông qua sữa mẹ sẽ gián tiếp bổ sung, kéo sức đề kháng của bé lên.
- Với trẻ nhỏ: Khi trẻ bị đau mắt đỏ mẹ nên tăng cường bổ sung các loại rau, củ quả có chứa nhiều vitamin tốt cho mắt, giúp bệnh nhanh hồi phục, tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. Một số loại rau, quả được khuyến cáo sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày như: Rau cải xanh, súp lơ, cà rốt, cà chua, cam, bưởi, dâu, bơ...
Duy trì vệ sinh mắt cho bé thường xuyên
Trẻ bị đau mắt đỏ cần được vệ sinh mắt thường xuyên mỗi ngày để giúp thuyên giảm triệu chứng ngứa, sưng, nhức mắt khó chịu. Mẹ nên duy trì vệ sinh mắt cho bé 3 lần mỗi ngày vào các thời điểm sáng, trưa và tối. Và mẹ tuyệt đối phải sử dụng khăn mặt riêng hoặc gạc y tế để lau rửa cho con, sau khi vệ sinh xong phải vứt bỏ ngay hoặc khăn mặt phải đem giặt sạch sẽ.
Nước muối sinh lý khi nhỏ vào mắt sẽ giúp cho mắt trẻ thông thoáng hơn, loại bỏ bớt dị vật cũng như virus, vi khuẩn gây hại cho mắt. Đặc biệt khi trẻ bị đau mắt đỏ, vệ sinh mắt bằng nước muối là điều cần thiết. Mỗi ngày mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt bé từ 5 - 7 lần. Ngoài ra, người thân trong gia đình của trẻ bị bệnh cũng nên nhỏ nước muối vệ sinh mắt hàng ngày để hạn chế nguy cơ bệnh đau mắt đỏ lây nhiễm.
Nước muối sinh lý rất tốt và phổ biến, bạn có thể ra bất cứ hiệu thuốc nào để hỏi mua. Các thành viên trong gia đình phải dùng riêng lọ nước muối, kể cả không bị bệnh.
Ngoài ra với trẻ bị đau mắt đỏ do bị dị ứng ở mắt có thể áp dụng thêm biện pháp chườm lạnh, lấy một chiếc khăn mặt sạch bọc mấy cục đá lại hoặc nhúng khăn vào nước lạnh sau đó chườm lên mắt sẽ giúp bé giảm triệu chứng ngứa mắt, sưng, đỏ.
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt trẻ như: Quá 10 ngày nhưng các dấu hiệu đau mắt đỏ không thuyên giảm, đau nhức mắt dữ dội, nhạy cảm hơn với ánh sáng, mắt kém... Cần cho bé đi khám ngay để bác sĩ xác định nguyên nhân và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp, ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng thêm.
Tóm lại, đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ rất dễ lây lan, khi phát hiện bệnh bạn nên đưa bé đi khám mắt để có biện pháp khắc phục kịp thời hạn chế lây lan cũng như biến chứng nguy hiểm. Cùng với đó cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì bạn cần phải nắm rõ để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Chia sẻ bài viết rộng rãi với mọi người để có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!