1. Phẫu thuật khúc xạ xong có được đeo lens không?
Sau khi phẫu thuật khúc xạ bạn vẫn có thể đeo kính áp tròng. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật khúc xạ khác nhau, phổ biến nhất là LASIK, FemtoLASIKvà ReLEx SMILE. Các phương pháp này đều có hiệu quả giảm độ khúc xạ hiệu quả, ít biến chứng, an toàn và được dùng rộng rãi cho người từ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi.
Đây đều là những phương pháp sử dụng tia laser làm thay đổi độ cong của giác mạc để giảm độ khúc xạ. Do đó sau phẫu thuật, mắt thường không còn thích hợp dùng kính áp tròng nữa. Nhưng nếu muốn, bạn vẫn có thể chờ đến khi mắt hồi phục hoàn toàn để sử dụng lens.
Sau phẫu thuật, mỗi phương pháp sẽ có thời gian hồi phục khác nhau, đối với vấn đề sử dụng lens như sau:
- Phương pháp LASIK hoặc FemtoLASIK: 6 tháng sau phẫu thuật có thể dùng lens.
- Phương pháp mổ ReLEx SMILE: Có thể dùng kính áp tròng sau khi phẫu thuật 1 tháng.
Tuy nhiên, để tránh các rủi ro cho mắt, bạn cần đến bệnh viện khám bác sĩ chuyên khoa, để được cho lời khuyên, tư vấn loại lens phù hợp sử dụng, thời gian dùng, cách vệ sinh và những lưu ý để tránh nhiễm trùng, gây tổn thương cho mắt.
2. Những lưu ý khi đeo kính áp tròng cho mắt cận
Các phương pháp phẫu thuật khúc xạ hiện đại ngày nay cho phép người bệnh vẫn có thể đeo lens (kính áp tròng) sau khi hết thời gian chờ hồi phục. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần nắm được những lưu ý sau:
2.1 Sau khi mổ cận mỗi ngày có thể đeo lens trong bao lâu?
Sau khi mổ cận, bạn không nên đeo kính áp tròng quá lâu. Trong những ngày đầu đeo lens trở lại, bạn nên đeo khoảng 4 tiếng/ngày để xem đáp ứng của mắt. Sau đó bạn có thể tăng thời gian đeo lên, nhưng không được quá 8 tiếng/ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý không đeo kính áp tròng khi đi ngủ, thận trọng trong quá trình sử dụng để tránh làm trầy xước giác mạc. Bạn nên dùng lens chính hãng, chất lượng và cần thay kính áp tròng mới sau mỗi 3 tháng với những loại lens dài ngày.
2.3 Không nên đeo lens trước khi mổ mắt
Do kính áp tròng sẽ làm thay đổi hình dạng của giác mạc, khiến việc kiểm tra độ khúc xạ, đánh giá bề mặt giác mạc trước phẫu thuật bị sai lệch, nên bạn không được đeo lens trước phẫu thuật, cụ thể:
- Kính áp tròng mềm: Không dùng trước ca mổ ít nhất 3 ngày.
- Kính áp tròng cứng: Không dùng trong ít nhất 14 ngày trước khi phẫu thuật.
Thay vào đó bạn nên dùng kính gọng trong quá trình ổn định, chuẩn bị cho ca phẫu thuật.
3. Những nguy cơ có thể xảy ra khi đeo lens cận không đúng cách
Một số tác hại khi lạm dụng kính áp tròng, dùng kính sai cách, dùng kính áp tròng thay thế cho kính gọng trong suốt một thời gian dài như:
- Thiếu oxy cho mắt: kính áp tròng làm giảm khả năng thẩm thấu oxy của giác mạc, khi dùng trong suốt thời gian dài, dùng qua đêm dễ khiến mắt bị thiếu oxy gây mỏi, khô mắt, chảy nước mắt, khiến mắt bị kích ứng. Tình trạng kéo dài sẽ gây giảm thị lực, mắt hình thành những mạch máu mới do tình trạng thay đổi sinh lý của mắt, thậm chí có thể giác mạc sẽ bị phù.
- Giảm cảm giác giác mạc: lạm dụng kính áp tròng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng tê liệt dây thần kinh của giác mạc, khiến giác mạc mất cảm giác, giác mạc yếu ảnh hưởng thị giác, nghiêm trọng hơn có thể gây loét giác mạc do người bệnh không nhận ra triệu chứng.
- Nhiễm ký sinh trùng: dùng kính sai cách, bảo quản, vệ sinh kính không đúng cách dễ khiến mắt bị nhiễm trùng, làm mắt bị ngứa rát, sưng phồng, đau mắt thậm chí khiến thị lực suy giảm nếu không phát hiện kịp thời.
Như vậy, nội dung trên đây giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Mổ mắt xong có được đeo lens không?” và giới thiệu một số ảnh hưởng của kính áp tròng cho mắt sau khi phẫu thuật khúc xạ. Hãy liên hệ tổng đài 1900 277227 nếu vẫn còn câu hỏi cần giải đáp nhé.