
1. Mổ cận thị có được bảo hiểm y tế không?
Mổ mắt cận thị có được hưởng bảo hiểm y tế không là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Người dùng bảo hiểm y tế trong điều trị khám chữa bệnh giúp giảm một phần chi phí điều trị tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được áp dụng.
Khám chữa bệnh về mắt được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Dưới đây là trích dẫn theo các quy định cụ thể:
1.1 Quy định hưởng bảo hiểm y tế (cập nhật mới nhất):
Tính đến nay, các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đều áp dụng các quy định của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 trong khám bệnh, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế cho bệnh nhân.
Theo quy định tại điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định phạm vi hưởng bảo hiểm y tế như sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai sản, sinh con.
- Khám bệnh sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh nguy hiểm.
- Vận chuyển bệnh nhân từ tuyến huyện lên các bệnh viện tuyến trên đối với một số đối tượng được quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này và trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo danh mục được hưởng bảo hiểm y tế của Bộ y tế.

Điều kiện bảo hiểm y tế bệnh viện Mắt Hà Nội 2 đã được nêu rõ thông tin chi tiết trên trang web của bệnh viện. Người bệnh có thể tham khảo thông tin chi tiết mà không cần phải đến tận nơi hoặc có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 094.727.6655/ 091.502.1956 để được tư vấn chi tiết.
1.2 Một số trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
Cũng nằm trong Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi năm 2014, tại điều 23 có quy định các trường hợp không được bảo hiểm y tế chi trả, trong đó có:
- Sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ.
- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
- Sử dụng các vật tư y tế thay thế gồm: chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, các phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Người bị cận thị nếu có các bệnh lý khác ở mắt phải thực hiện phẫu thuật để điều trị 2 bệnh cùng một lúc. Ví dụ mổ phaco điều trị cận và đục thủy tinh thể mặc dù không được hưởng chế độ dành cho người bị cận thị thì vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế dành cho mổ đục thủy tinh thể.

2. Điều kiện hưởng bảo hiểm y tế khi mổ mắt
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP để được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám, điều trị bệnh về mắt người bệnh cần xuất trình đầy đủ các giấy tờ như sau:
2.1 Tự đến khám chữa bệnh
Đối với các trường hợp tự đến khám chữa bệnh, tùy từng đối tượng sẽ có yêu cầu về giấy tờ thủ tục hành chính như sau:
- Người trên 6 tuổi: Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ.
- Trẻ dưới 6 tuổi: Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng và giấy khai sinh của trẻ.
2.2 Trường hợp cấp cứu
Trường hợp cấp cứu, bệnh nhân cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ trước khi làm thủ tục xuất viện để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

2.3 Trường hợp chuyển lên tuyến trên để điều trị
Từ ngày 01/01/2021 bệnh nhân được thông tuyến tỉnh mà không cần giấy chuyển viện nhưng cần xuất trình bảo hiểm y tế còn giá trị, giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Như vậy, người bệnh khi khám vượt tuyến vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm mà không cần giấy chuyển viện như trước đây.
2.4 Trường hợp tái khám
Trường hợp tái khám, người bệnh cần xuất trình giấy hẹn của bệnh viện điều trị. Giấy hẹn tái khám chỉ có giá trị sử dụng 1 lần.
3. Mức hưởng bảo hiểm y tế khi điều trị mổ mắt
Mức hưởng bảo hiểm y tế dành cho bệnh nhân khi khám mắt, điều trị và mổ mắt theo quy định tại điều 22 Luật bảo hiểm y tế hiện hành như sau:
3.1 Trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến
- Hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh cho người thuộc đối tượng đã quy định tại điểm a, d, g, h, i của khoản 3 điều 12 của Luật này.
- 100% chi phí khám chữa bệnh cho các trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ bản.
- 100% chi phí cho người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến.
- 95% chi phí cho các đối tượng thuộc điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này bao gồm người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân của người có công với cách mạng, người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
- 85% chi phí khám chữa bệnh cho các đối tượng khác.

3.2 Trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến
- Bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.
- Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh (Từ 01/01/2021).
3.3 Trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
Trường hợp được quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014.
Trong trường hợp người được hưởng bảo hiểm y tế thuộc nhiều đối tượng khác nhau thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Như vậy, các nội dung trên đây đã thông tin trích dẫn và giải đáp chi tiết thắc mắc “Bệnh nhân mổ cận thị có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?” để bạn hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật trước khi lựa chọn phẫu thuật xóa cận. Nếu bạn yêu thích và thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người nhé!