THÔNG TIN CẦN BIẾT

Dị ứng với nước mắt: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

10-11-2022 - Tác giả:   Hải Yến   - Tham vấn y khoa:   PGS. TS Hoàng Thị Minh Châu
Dị ứng nước mắt là một bệnh bẩm sinh lạ và hiếm gặp, trên thế giới hiện nay chỉ có hơn 100 mắc phải. Người bị dị ứng với nước mắt của mình khi khóc sẽ khiến mặt, thậm chí là toàn bộ cơ thể nổi mề đay, phát ban gây ra ngứa ngáy, khó chịu. Nếu dị ứng nặng, người bệnh có thể bị tức ngực, khó thở. Cùng tìm hiểu về căn bệnh kỳ lạ này qua bài viết dưới đây nhé!
dị ứng nước mắt
Dị ứng nước mắt là căn bệnh kỳ lạ, hiếm gặp

Dị ứng nước mắt là gì?

Dị ứng nước mắt là bệnh lý mà khi bạn tiếp xúc với nguồn nước mắt của chính mình sẽ khiến khuôn mặt hay toàn bộ cơ thể bị nổi mề đay, phát ban đỏ diện rộng gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Cùng với nước mắt, họ còn có thể bị dị ứng với mồ hôi, nước mưa hay chính nước sinh hoạt hàng ngày là những nguồn nước bình thường không hề chứa hóa chất hay ô nhiễm, vô hại với mọi người nhưng lại khiến người bệnh khó chịu vô cùng.

Tình trạng cơ thể phát ban khi tiếp xúc với nước mắt của chính mình là do sự giải phóng các histamin của cơ thể như là sự bảo vệ, chống lại các chất độc hại.

dị ứng nước mắt là gì?
Dị ứng nước mắt khiến cơ thể nổi mề đay

Đây có phải là bệnh nguy hiểm?

Dị ứng nước mắt theo nghiên cứu từ đa số trường hợp đã mắc phải thì nó không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Hiện nay trên thế giới có một số trường hợp mắc bệnh dị ứng hiếm gặp này đã được chữa khỏi nhưng cho đến nay, trong nghiên cứu y khoa vẫn chưa công nhận loại thuốc nào có thể chữa trị hiệu quả, dứt điểm cho căn bệnh kỳ lạ này.

Bệnh thường gặp ở đối tượng nào?

Dị ứng với nước mắt của chính mình là căn bệnh kỳ lạ, theo số liệu ghi nhận năm 2011 trên toàn thế giới mới có hơn 100 trường hợp mắc phải, con số hiện tại có thể còn bị nhiều hơn nữa. Chuyên gia nhận định bệnh dị ứng này đa phần thường gặp ở nữ giới và nó có xu hướng khởi phát ở giai đoạn bắt đầu của tuổi dậy thì.

dị ưunsg với nước mắt của chính mình
Dị ứng với nước mắt gặp nhiều hơn ở phụ nữ

Dấu hiệu nhận biết bệnh dị ứng với nước mắt

Các triệu chứng của người bệnh dị ứng nước mắt thường bắt đầu trong vòng 30 phút sau khi khóc, diễn biến bệnh có thể kéo dài đến 2 giờ sau đó. Các dấu hiệu này thông thường sẽ tự biến mất. Khi khởi phát, bệnh sẽ gây phát ban diện rộng, ngứa ngáy và có thể là cả đau đớn cho người bệnh.

Thông thường người dị ứng nước mắt sẽ bị phát ban nhiều nhất trên mặt, cổ, tay hay ngực là những vùng da có thể tiếp xúc nhiều nhất với nước mắt. Tuy nhiên, mề đay, ngứa ngáy vẫn có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể.

Trong 30 phút đầu tiên sau khi bệnh nhân khóc sẽ thường xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Phát ban nhanh chóng lan ra diện trên người.
  • Các nốt nhỏ xuất hiện với đường kính 1 - 3mm, màu đỏ hoặc màu da nổi rõ.
  • Đỏ mắt, nhức mắt.
  • Ngứa ngáy, khó chịu.
  • Cảm giác da bị nóng rát.
  • Có thể tổn thương bề mặt của da.

Một số trường hợp đã ghi nhận triệu chứng nghiêm trọng hơn khi bị dị ứng nước mắt như: Khó thở, thở dốc, cảm giác khó nuốt. Khi ngừng khóc, không tiếp xúc với nước mắt nữa, tình trạng nổi mề đay sẽ hết dần trong khoảng 1 tiếng sau đó.

dị ứng nước mắt có dấu hiệu gì?
Người bệnh dị ứng với nước mắt của chính mình

Nguyên nhân khiến bạn dị ứng nước mắt của chính mình

Dị ứng với nước mắt của chính mình trong y khoa vẫn là căn bệnh hiếm gặp nên những nguồn thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị vẫn còn nhiều hạn chế, không rõ ràng. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu để tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh cũng như cơ chế gây dị ứng để có biện pháp điều trị dứt điểm.

Hiện nay có 2 giả thuyết được chuyên gia đưa ra về nguyên nhân gây dị ứng nước mắt như sau:

  • Do các chất kích ứng có trong nước mắt gây ra: Các chất thẩm thấu có sẵn trong nước mắt của người bệnh khi khóc thẩm thấu vào da, từ đó kích hoạt đáp ứng miễn dịch. Hiện tượng nổi mề đay khi gặp nước mắt thực chất là do chất hòa tan nào đó bên trong nó gây ra.
  • Nước mắt tương tác với một chất tồn tại ở da: Với giả thiết này có nghĩa là, nước mắt tương tác với chất nào đó sẵn trên da hay ở bên trong da của người bệnh, hình thành nên một chất kích ứng khiến cho cơ thể bị dị ứng.
nguyên nhân dị ứng nước mắt
Dị ứng với nước mắt hiện chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể

Cách trị bệnh dị ứng với nước mắt

Vì là một bệnh hiếm nên hiện nay dị ứng với nước mắt vẫn chưa có nhiều số liệu công nhận hay đánh giá về hiệu quả của phương pháp điều trị mang lại. Hiện tại cũng chưa chính thức có nghiên cứu về điều trị bệnh lý này trên quy mô rộng. Tuy nhiên, hiện các thông tin lưu trữ về bệnh dị ứng nước mắt này đang ngày một nhiều lên như nguồn hy vọng mới giúp cho những người bệnh cùng gia đình hiểu rõ hơn cũng như xử lý hiệu quả căn bệnh này.

Dị ứng nước mắt thuộc dạng dị ứng vật lý, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh bằng việc kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân. Cùng với đó là sự kết hợp một số phương pháp trị bệnh. Hiệu quả mang lại cho quá trình điều trị bệnh cao hay thấp còn phụ thuộc vào từng trường hợp mỗi người gặp phải và cơ địa của họ.

Một số phương pháp đã được áp dụng điều trị cho bệnh dị ứng nước mắt như:

Sử dụng nhóm thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin này là loại phổ biến được sử dụng như một liệu pháp cơ bản, đầu tiên để khắc phục các tất cả các dạng dị ứng trên cơ thể như: Dị ứng mắt, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn... Các loại thuốc này giúp thuyên giảm triệu chứng ngứa ngáy, mề đay khó chịu khi dị ứng. Chúng có khả năng ức chế thụ thể H1, không gây cảm giác buồn ngủ cho người bệnh.

Khi thuốc kháng histamin H1 không phát huy hiệu quả trong việc ức chế thụ thể H1, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng sang các loại thuốc ức chế thụ thể H2 như cimetidine.

điều trị dị ứng nước mắt
Thuốc kháng histamin phổ biến trong điều trị các bệnh dị ứng

Dùng kem, thuốc bôi ngoài da làm giảm triệu chứng

Các sản phẩm kem hay thuốc bôi ngoài da dùng cho dị ứng thường chứa dầu, giữ vai trò rào cản giữa nước mắt và da người bệnh, Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân bôi thuốc trước khi tiếp xúc với nước, lúc sắp khóc để ngăn ngừa nước mắt thấm vào da bạn. Các loại thuốc này có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ dị ứng nặng với nước mắt.

kem bôi ngoài da trị dị ứng nước mắt
Thuốc bôi ngoài da khắc phục các triệu chứng của dị ứng nước mắt

Dùng liệu pháp quang học

Bác sĩ có thể chỉ định dùng bức xạ tia cực tím Puva hay bức xạ tia cực tím B để điều trị, khắc phục các triệu chứng gặp phải ở bệnh nhân dị ứng nước mắt.

Sử dụng thuốc tiêm

Đã có một số bệnh nhân dị ứng nước mắt được thử nghiệm thành công bằng việc tiêm thuốc Omalizumab - loại thuốc thường được sử dụng cho người bị hen suyễn mãn tính. Thuốc mang lại nhiều kết quả khả quan khi điều trị cho bệnh nhân dị ứng với nước mắt của chính mình.

sử dụng thuốc tiêm
Sử dụng thuốc tiêm giúp khắc phục tình trạng dị ứng với nước mắt

Hiện tại, các phương pháp trị bệnh trên vẫn chưa được chính thức công nhận do thiếu bằng chứng thuyết phục về hiệu quả mang lại cũng như tính an toàn khi sử dụng. Người bệnh tuyệt đối không được tự xử lý y tế tại nhà, khi phát hiện dấu hiệu bất thường nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, hỗ trợ, tư vấn.

Khi đã xác định được nguyên nhân do nước mắt, bạn nên hạn chế tối đa việc xúc động, kiểm soát thật tốt cảm xúc của mình để không khóc. Nếu bị dị ứng cả với mồ hôi thì nên tránh vận động mạnh, dị ứng với nước thường thì nên hạn chế tắm, tránh đi mưa.

Khi dị ứng nước mắt khiến bạn phát ban, kèm theo dấu hiệu nghiêm trọng hơn như: khó thở, tức ngực... cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất cấp cứu, khắc phục kịp thời để không gây nguy hiểm cho tính mạng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về căn bệnh dị ứng với nước hiếm gặp trên thế giới. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin mới, hữu ích về bệnh lý kỳ lạ này. Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ, tư vấn hãy để lại bình luận dưới đây nhé!

Bài viết hữu ích?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN