Bị đau mắt đỏ khi đang cho con bú, mẹ nên làm gì?
Khi đang cho con bú bị đau mắt đỏ, mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Tuy nhiên sức đề kháng của trẻ còn yếu nên các mẹ cũng hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm bệnh sang cho con bởi bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp.
Nếu đang trong giai đoạn cho con bú mà mẹ không may mắc chứng đau mắt đỏ thì mẹ nên thực hiện những điều sau đây:
1. Hạn chế tiếp xúc với trẻ
Phụ nữ cho con bú bị đau mắt đỏ vẫn thực hiện cho con bú bình thường nhưng trong quá trình cho con bú hãy đeo thêm khẩu trang và sử dụng kính mắt để khi tiếp xúc gần với trẻ hạn chế được tối đa xảy ra tình trạng lây nhiễm bệnh.
Ngoài ra, khi sức đề kháng của trẻ còn yếu, mẹ có thể sử dụng máy vắt sữa để hỗ trợ vắt sữa trực tiếp ra cho trẻ và nhờ bố hoặc người thân, gia đình ti hộ cho trẻ. Điều này giúp hạn chế sự tiếp xúc của mẹ đối với trẻ một cách an toàn và tốt nhất.
2. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý (thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9%) thường xuyên hàng ngày sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng đau mắt đỏ, làm sạch bụi bẩn. Mắt mẹ được cung cấp thêm độ ẩm cho mắt, làm giảm các triệu chứng khó chịu, cộm, đau và ngứa mắt. Quá trình hồi phục mắt diễn ra nhanh hơn để mẹ tiếp tục chăm bé.
Không gian sống sạch sẽ là điều quan trọng giúp làm hạn chế sự lây lan đau mắt đỏ từ mẹ. Tăng cường vệ sinh không gian, giặt vỏ gối và chăn màn thường xuyên sẽ hạn chế được tình trạng nhiễm bụi bẩn. vi khuẩn hay tình trạng gỉ (ghèn) của mắt khi đang cho con bú bị đau mắt đỏ.
Rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus mỗi khi tiếp xúc với bé cũng như những người xung quanh. Đồng thời cũng không cho tay lên mắt, sờ vào mắt để hạn chế nhiễm khuẩn mắt.
3. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Đối với các vật dụng sử dụng chung trong nhà như tay nắm cửa, điều khiển... mẹ cũng hạn chế cầm, chạm để tránh lây lan bệnh.
Đang cho con bú bị đau mắt đỏ, mẹ tuyệt đối không dùng chung, sử dụng cùng khăn sữa của bé để lau mắt cho mình. Không dùng gối, chăn, khăn mặt chung đồng thời trong quá trình bị đau mắt đỏ không sử dụng kính áp tròng để tránh nhiễm khuẩn mắt.
4. Đến các cơ sở y tế uy tín để khám mắt
Đang cho con bú bị đau mắt đỏ, mẹ nên đến ngay các cơ sở khám mắt uy tín và chất lượng để được các bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đau mắt đỏ, hạn chế các biến chứng về mắt cũng như tránh lây bệnh đau mắt đỏ từ mẹ sang cho bé.
Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị đau mắt đỏ ở ngoài khi chưa có sự chỉ định kê đơn từ bác sĩ và cũng không được dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác nhằm hạn chế sự lây nhiễm cũng như nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến mắt của mẹ.
Đau mắt đỏ khi đang cho con bú có nguy hiểm không?
Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, phụ nữ cho con bú bị đau mắt đỏ không chỉ có khả năng lây bệnh sang con mà còn có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác nguy hiểm cho sức khỏe như: gây nên tình trạng viêm phổi, viêm phế quản cho mẹ, ảnh hưởng đến tiết niệu gây tiểu buốt, tiểu rắt hay bệnh có thể chuyển thành đau mắt hột.
Cần làm gì nếu mẹ lây đau mắt đỏ cho bé
Để đảm bảo sức khỏe mắt tốt nhất cho bé, mẹ hãy đưa bé đến các bệnh viện uy tín để các bác sĩ thực hiện khám mắt cho bé, giảm thiểu và hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến các biến chứng khác nguy hiểm đến mắt.
Mẹ không được tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em khi chưa có sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa, đồng thời cũng không sử dụng lại đơn thuốc cũ chữa đau mắt đỏ từ trước bởi tình trạng bệnh là khác nhau nhằm tránh các biến chứng mắt và bảo vệ sức khỏe mắt cho trẻ một cách tốt nhất.
Mẹ nên thực hiện nhỏ nước muối sinh lý (thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%) đều đặn cho bé để rửa trôi vi khuẩn, virus, bụi bẩn, mầm bệnh gây bệnh đau mắt đỏ có trong mắt. Khi đó, mẹ sử dụng bông mềm và lau nhẹ tay để loại bỏ đi phần gỉ (ghèn) từ mắt bé. Sau khi sử dụng, vứt ngay bông đi, tuyệt đối không sử dụng lại.
Ngoài ra trước khi nhỏ mắt cho bé, mẹ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Khi nhỏ mắt, mẹ cần chuẩn bị thêm bông hoặc khăn có chất liệu mềm và chặn ở phía đuôi mắt nhằm ngăn nước thuốc mắt chảy ra. Điều này hạn chế tối đa việc lây lan vi khuẩn ra gối. Sau khi thấm xong, không sử dụng lại phải vứt ngay đi.
Trên đây là những thông tin về trường hợp bị đau mắt đỏ khi cho con bú, mẹ nên làm gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích nhất về tình trạng đang cho con bú bị đau mắt đỏ của mẹ. Hãy chia sẻ bài viết với người thân, gia đình và bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé.