Phẫu thuật mổ cận là gì?
Mổ cận là một tiêu chuẩn trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, được xem là phương pháp chữa cận thị mang lại tính an toàn, hiệu quả, chính xác cao và ít tổn thương tới các thành phần của mắt.
Phương pháp này thực hiện bằng cách sử dụng tia laser chiếu lên bề mặt giác mạc để điều chỉnh các tật khúc xạ trong đó có cận thị.
Có nên mổ mắt cận thị không ?
Ưu điểm của mổ cận
-
Thời gian phẫu thuật nhanh (chưa đến 15 phút), không đau,không chảy máu và bệnh nhân có thể hồi phục ngay sau đó
-
Kết quả của phẫu thuật giúp người bệnh cải thiện tầm nhìn nhanh chóng, có thể nhìn rõ các vật xung quanh như mắt bình thường.
- Giúp bạn tạm biệt các loại kính:kính gọng, kính áp tròng,...
Điều kiện để được mổ cận
Bệnh nhân cần chú ý các điều kiện này, bởi chúng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phẫu thuật và hậu quả sau phẫu thuật.
-
Bệnh nhân trong độ tuổi từ 18-40 tuổi, độ ổn định độ (không tăng quá 0,75 độ) trong 6-12 tháng; có độ cận đến 14 độ, độ loạn đến 6 độ.
-
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên mổ cận thị bằng phương pháp này vì khi đó sức khỏe người bệnh chưa ổn định
-
Bệnh nhân cần đảm bảo sức khỏe về mắt của mình trước khi mổ cận. Không mắc các bệnh về mắt như: nhiễm trùng mắt, chấn thương mắt, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh giác mạc, một số bệnh thần kinh võng mạc và thị giác.
-
Sức khỏe cơ thể của bệnh nhân cũng cần được khám ổn định, không mắc phải các bệnh lý ảnh hưởng đến mắt.
-
Khám bệnh và nhận sự tư vấn của bác sỹ nhãn khoa trước khi quyết định tiến hành mổ cận Lasik.
Việc tái cận sau phẫu thuật xảy ra trong các trường hợp nào?
Mổ cận là một phẫu thuật an toàn, chính xác và thường không gây tái cận nếu bệnh nhân đáp ứng các điều kiện để tiến hành phẫu thuật và chăm sóc mắt sau cận tốt, cũng như điều tiết mắt đúng phương pháp.
Đôi mắt khỏe đẹp sau khi phẫu thuật cận
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị tái cận sau mổ vì những lý do sau:
-
Do cấu trúc mắt của bệnh nhân không thuận lợi cho phẫu thuật như mắt nhỏ, hốc mắt hẹp, hoặc bán kính cong giác mạc quá cao hoặc quá thấp.
-
Bệnh nhân đi phẫu thuật khi độ chưa ổn định: Trước khi tiến hành mổ mắt cận thị, các bác sỹ cần thông qua quá trình trao đổi với bệnh nhân về tình trạng tăng độ của mắt và số độ kính hiện tại để có thể đưa ra tư vấn chính xác bệnh nhân có thể mổ cận hay không.
- Trong khi đó ở Việt Nam, hầu hết các bệnh nhân mắc tật cận thị thường không theo dõi, khám mắt định kỳ. Bệnh nhân chỉ kiểm tra mắt khi có cảm giác mắt nhìn kém hơn trước, hoặc khi muốn thay mắt kính khi tăng độ, thay gọng kính mới, trong khi đa số đều khám mắt tại các cơ sở kính mắt không có chuyên gia nhãn khoa chuyên môn. Từ đó dẫn đến việc bệnh nhân chưa trao đổi chính xác về độ ổn định của mắt.
-
Tái độ do thay đổi khúc chiết của thủy tinh thể: Thủy tinh thể trong mắt chúng ta theo thời gian và tuổi tác sẽ bị lão hóa, mất dần tính đàn hồi và trong suốt vì biến dưỡng từ những thay đổi của quá trình trao đổi chất. Với những người cận thị nặng, quá trình này diễn ra sớm hơn và ảnh hưởng đến sự thay đổi chỉ số khúc xạ, từ đó gây tái cận.
>> Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ đầy đủ nhất để chống tái cận
Nếu bệnh nhân bị tái cận do nguyên nhân này, giải pháp là phẫu thuật Phaco và đặt thủy tinh thể nhân tạo để đồng thời phục hồi môi trường quang học trong suốt của mắt và khử độ cận phát sinh.
Bệnh nhân có thể tái độ do một trong ba nguyên nhân trên hoặc do cả ba nguyên nhân trên. Chính vì thế việc khám kiểm tra, theo dõi định kỳ và làm theo chỉ dẫn của các bác sỹ sẽ giúp bệnh nhân đưa ra giải pháp chữa trị kịp thời nhất. Nếu bạn đang băn khoăn không biết địa chỉ mổ cận uy tín, an toàn hiệu quả và tỉ lệ tái cận nhỏ nhất, hãy liên hệ tới Bệnh viện Mắt Hà Nội 2. Nơi đây bệnh nhân sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ bác sỹ nhãn khoa hàng đầu trong lĩnh vực điều trị các bệnh về mắt, cùng hê thống thiết bị y tế hàng đầu cả nước giúp chẩn đoán và điều trị bệnh dứt điểm cho người bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!