THÔNG TIN CẦN BIẾT

Tìm hiểu nguyên nhân gây cận thị ở mọi độ tuổi

09-11-2022 - Tác giả:   Admin   - Tham vấn y khoa:   THS. BS Hoàng Thanh Nga
Nguyên nhân gây cận thị rất đa dạng có thể do bẩm sinh hoặc do quá trình sinh hoạt thiếu khoa học khiến mắt bị cận. Tuy nhiên có một nguyên nhân mà ít ai để ý đến là do chúng ta thiếu hoạt động ngoài trời. 

1. Những nguyên nhân gây cận thị tiến triển nhanh

Tật cận thị thường được phát hiện trong độ tuổi từ lúc sinh ra đến 18 tuổi, người mắc tật khúc xạ này có triệu chứng không thể nhìn rõ được hình ảnh ở xa. Cận thị có bản chất là sự dài ra của trục nhãn cầu hoặc do giác mạc quá cong so với nhãn cầu, khiến hình ảnh hội tụ lại phía trước võng mạc thay vì nằm trên võng mạc. 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, cụ thể như sau: 

1.1 Di truyền từ bố mẹ

Cận thị liên quan đến nhiều cấu trúc giải phẫu của mắt, nên việc di truyền cũng là một trong các yếu tố nguy cơ. Một số nghiên cứu đưa ra:

Nếu bố hoặc mẹ bị cận thị thì khả năng gấp 3 lần đứa bé khi chào đời cũng có nguy cơ mắc tật cận thị. Trường hợp cả bố và mẹ cùng bị cận thì có khả năng này tăng thậm chí 6 đến 8 lần con cái sẽ có nguy cơ cận thị bẩm sinh.

Nếu cả bố và mẹ đều chưa từng mắc tật cận thị thì vẫn có nguy cơ con cái vẫn bị mắc tật cận thị nhưng tỷ lệ mắc phải sẽ thấp hơn.

Theo một số nghiên cứu, có hơn 500 vị trí trên gen liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển tật cận thị. Yếu tố nguy cơ di truyền đóng vai trò quan trọng, nhưng sự gia tăng tỷ lệ mắc cận thị trong những năm gần đây, chủ yếu liên quan đến lối sống học tập, sinh hoạt, vui chơi, và đặc biệt là liên quan đến các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng., hoặc các hoạt động nhìn gần nhiều.

Nếu bố mẹ bị cận thị hoặc mắc các bệnh lý khác về mắt, cần đảm bảo con cái được khám và kiểm tra mắt định kỳ.

Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường ở trẻ như: nhìn không rõ chữ trong khi học tập, sinh hoạt, hoặc bé xem tivi ở khoảng cách gần hơn bình thường, thì con bạn có thể có tật cận thị.

Di truyền từ bố mẹ là một trong những nguyên nhân gây ra cận thị bẩm sinh cho trẻ từ khi còn rất nhỏ, nếu không phát hiện sớm có thể tiến triển nhanh chóng. Trẻ sinh ra đã có võng mạc cong hơn hoặc trục nhãn cầu dài hơn trẻ bình thường.

1.2 Giới tính và chủng tộc

Hiện nay, tỉ lệ dân số có tật cận thị trên toàn thế giới tăng rất nhanh. Tuy nhiên, các thống kê nghiên cứu ghi nhận dân cư khu vực Châu Á và Đông Nam Á có số người có tật cận thị cao nhất toàn thế giới. Chính vì thế, tỉ lệ trẻ em Châu Á sinh ra có tật cận thị từ nhỏ sẽ cao hơn trẻ em ở những quốc gia khác.

Ngoài ra, sự phát triển giới tính ở 2 giới cũng có sự khác nhau. Nên dù cho trẻ có giới nam hoặc nữ có cùng môi trường sống giống nhau, thì những trẻ giới tính nữ vẫn có nguy cơ có tật cận thị cao hơn trẻ giới tính nam.

1.3 Trẻ sinh non, nhẹ cân

Một thống kê cho thấy trẻ sinh non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân có nhiều nguy cơ bị cận thị hơn các đứa trẻ khác. Cụ thể,

  • Trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên: có nguy cơ cao mắc tật cận thị khi bắt đầu học vỡ lòng khoảng 5 đến 6 tuổi.
  • Trẻ khi sinh ra có cận nặng dưới 2.5kg: thường bị cận thị khi bước vào tuổi thiếu niên từ 11 đến 13 tuổi. 

1.4 Môi trường học tập, sinh hoạt thiếu khoa học

Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ mọi lứa tuổi. Các thói quen không tốt gây cận thị cho mắt như: 

  • Học tập, làm việc trong môi trường thiếu sáng.
  • Sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài mà không cho mắt nghỉ ngơi.
  • Bàn ghế không phù hợp, tư thế ngồi học, làm việc sai (trẻ cúi đầu nhiều, làm tăng thời gian nhìn gần)
  • Học bài, làm việc, sử dụng thiết bị điện tử ở khoảng cách gần. 

1.5 Thực trạng của trẻ em trong thời đại công nghệ hiện đại

So với trẻ em trước đây, trẻ em ngày nay đang gia tăng nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính và giảm đi các hoạt động ngoài trời. Điều này không chỉ tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn ảnh hưởng không tốt đến thị lực của trẻ. 

Trẻ dành nhiều thời gian tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, giảm thời gian tiếp xúc ánh sáng tự nhiên cũng là nguyên nhân khiến trẻ em bị cận thị ngày càng nhiều hơn. 

1.6 Thiếu vận động, tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt ngoài trời

Cho trẻ vận động, vui chơi ngoài trời không chỉ tốt cho thị lực mà trong ánh mặt trời còn có nhiều Vitamin D giúp xương chắc khỏe, tăng cường đề kháng và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. 

Theo nghiên cứu của nhiều nước phát triển như Mỹ, Úc, Trung Quốc và Anh đã chỉ ra rằng ánh sáng mặt trời có sự liên quan mật thiết đến quá trình tiến triển cận thị của trẻ, trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời, tập luyện thể thao thường xuyên có tỷ lệ mắc cận thị thấp hơn các trẻ khác

Chính vì thế, trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo trong nhà thay vì thay tham gia vào các hoạt động vui chơi, vận động thể dục thể thao, là một trong những nguyên nhân hang đầu dẫn đến cận thị.

1.7 Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng chưa cân đối, hợp lí, đặc biệt ở trẻ nhỏ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cận thị. Cân bằng các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hằng ngày có vai trò quan trọng giúp cơ thể, nhất là mắt có thể phát triển khỏe mạnh, bình thường. 

Đối với người có chế độ ăn uống thiếu các vitamin và vi chất trong thời gian dài, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thể, mà còn khiến mắt phát triển không bình thường, khiến thị lực giảm đi, làm tăng nguy cơ dẫn đến cận thị và các bệnh lý về mắt khác. 

1.9 Tuổi khởi phát cận thị

Trẻ em phát triển khác nhau vào từng giai đoạn độ tuổi khác nhau, chính vì thế tuổi khởi phát cận thị là yếu tố cực kì quan trọng để đánh giá quá trình phát triển cận thị của trẻ, thậm chí có thể thay đổi quyết định điều trị.

Trẻ khởi phát cận thị từ trước 9 tuổi có nguy cơ tiến triển cận thị nhanh hơn trẻ khởi phát sau đó. Đặc biệt, trẻ trong độ tuổi 6 đến 13 tuổi cần được đánh giá chính xác và điều trị hỗ trợ tích cực, bởi vì đây là giai đoạn phát triển thị giác của trẻ, nếu không điều trị đúng có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ sau này mà khó có thể cải thiện.

Tuy trẻ có thể khởi phát cận thị từ bất cứ lúc nào, bất cứ độ tuổi nào, nhưng bất kể lúc nào chúng ta phát hiện ra trẻ có những dấu hiệu gợi ý có tật cận thị, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở khám uy tín để nhận được sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

2. Giải đáp thắc mắc về nguyên nhân gây cận thị và tăng độ cận

Dưới đây là tổng hợp những thắc mắc được nhiều bạn đọc gửi đến liên quan tới nguyên nhân gây cận thị. Cùng tham khảo lời giải đáp từ bệnh viện Mắt Hà Nội 2 bạn nhé!

2.1 Học quá nhiều gây cận thị có đúng không?

Các nghiên cứu ngày nay cho thấy quan điểm: “Học quá nhiều gây cận thị” là sai lầm. Trẻ chỉ bị cận thị khi học tập trong môi trường thiếu sáng, cường độ ánh sáng không thích hợp, thời gian nhìn gần liên tục mà không cho mắt được nghỉ ngơi.

Nếu duy trì thói quen học tập, làm việc khoa học ngay từ nhỏ, trẻ có thể hạn chế được nguyên nhân gây cận thị này. 

2.2 Cung cấp đủ ánh sáng mặt trời có thể khiến trẻ không bị cận thị?

Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Khi tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời (tia UVB có trong ánh mặt trời lúc sáng sớm và lúc xế chiều) giúp thị lực tốt hơn và có thể giúp phòng tránh và ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị.

Kết quả của một cuộc thí nghiệm được thực hiện trên 3.000 người bị cận và không bị cận với đủ mọi độ tuổi đã cho thấy rõ ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời với cận thị. Cụ thể: 

  • Người từ 10 đến 25 tuổi không bị cận thị: tiếp xúc nhiều với tia UVB có nguy cơ ít bị cận thị hơn 30% so với những người còn lại cùng độ tuổi.
  • Người bị cận thị: tiếp xúc nhiều với tia UVB làm chậm sự tiến triển của cận thị, ngăn ngừa tăng độ cận tốt hơn so với những người khác trong cùng một độ tuổi. 

Một loạt các thí nghiệm về tác động của ánh sáng mặt trời với thị lực của trẻ đã được thực hiện ở nhiều nước phát triển cũng cho kết quả tương tự.

Trẻ em khi học tập trong các lớp học, nếu có thêm thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (khoảng 80 - 120 phút/ngày) có ít có nguy cơ mắc cận thị hơn những trẻ khác. 

Có thể thấy cận thị đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân bẩm sinh không thể phòng ngừa được nhưng nếu bạn có chế độ chăm sóc, bảo vệ mắt phù hợp thì có thể hạn chế được các tác hại của cận thị.

Chia sẻ thông tin này với bạn bè và người thân để có thêm những kiến thức hữu ích về cận thị nhé.

Bài viết được cập nhật ngày 10/1/2024.

 

 

Bài viết hữu ích?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN