Trẻ em bị loạn thị có cần phải đeo kính thường xuyên không?
Theo chuyên gia nhãn khoa, trẻ em được chẩn đoán bị loạn thị cần duy trì đeo kính thường xuyên để duy trì thị lực tốt, hạn chế tối đa sự tiến triển của loạn thị gây biến chứng nhược thị nguy hiểm. Kính sẽ giúp trẻ cải thiện tầm nhìn tốt, hỗ trợ trị loạn thị.
Tuy nhiên, loạn thị ở trẻ em có nên đeo kính hay không còn tùy thuộc vào mức độ loạn thị cũng như tình trạng của mỗi bé. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt để được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp nhất định:
- Trường hợp trẻ bị loạn thị nhẹ dưới 1 Diop: Tầm nhìn của con không bị ảnh hưởng nhiều vào ban ngày, thị lực tốt, hình ảnh trẻ quan sát được không bị nhòe thì có thể không cần phải đeo kính.
- Trường hợp trẻ loạn thị nhẹ nhưng mắt bị mỏi, khô: Trẻ bị loạn thị dưới 1 Diop nhưng thường xuyên thấy mỏi mắt, khô mắt, đau mắt, thị lực bị cản trở thì cũng cần phải đeo kính.
- Trẻ loạn thị trên 1 Diop: Thị giác bị xáo trộn nhiều, tầm nhìn ảnh hưởng cần đeo kính thường xuyên giúp tầm nhìn sáng rõ khi học tập, sinh hoạt để mắt không phải điều tiết nhiều.
- Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, độ loạn từ 1,5 Diop: Trẻ cần phải đeo kính thường xuyên nếu không sẽ bị suy giảm thị lực.
Lưu ý: Trẻ cần đeo kính loạn đúng độ để kiểm soát tốt độ loạn ở mắt. Vì vậy việc khám mắt cho bé ở đâu rất quan trọng, cha mẹ nên cân nhắc, lựa chọn những đơn vị chuyên nhãn khoa uy tín, chuyên nghiệp giúp xác định chính xác tình trạng ở mắt bé.
Trẻ loạn thị nhưng không đeo kính thường xuyên có sao không?
Trường hợp trẻ em được chẩn đoán loạn thị, bác sĩ chỉ định dùng kính nhưng lại không đeo thường xuyên có thể khiến cho thị lực bị suy giảm nhanh chóng, gây khó khăn trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt, độ loạn gia tăng có thể biến chứng sang nhược thị nguy hiểm.
Trẻ bị loạn thị nhưng không thường xuyên đeo kính có thể gây ra một số hậu quả của loạn thị như:
- Thị lực suy giảm: Do tầm nhìn không rõ nên trẻ thường phải điều tiết mắt nhiều, hoạt động quá mức khiến thị lực suy giảm nhanh chóng.
- Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Thị lực không tốt kéo theo hệ lụy giảm khả năng tập trung, tiếp thu của trẻ trong học tập khiến kết quả học tập bị giảm sút.
- Biến chứng nhược thị: Khi loạn thị tiến triển, độ loạn gia tăng có thể biến chứng sang nhược thị là tình trạng không thể cải thiện thị lực bằng việc chỉnh kính rất nguy hiểm. Hậu quả sau cùng có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Loạn thị trong đa phần các trường hợp ở trẻ đều không tăng độ, tuy nhiên nếu không có chế độ chăm sóc mắt phù hợp, tuân thủ chỉ định y tế của bác sĩ thì độ loạn vẫn có thể gia tăng theo thời gian. Cho đến khi trẻ được 18 tuổi thì độ loạn mới ổn định, dừng tăng hoặc tăng chậm lại.
Trị loạn thị cho trẻ bằng việc đeo kính nhằm mục đích giúp trẻ kiểm soát tốt độ loạn thị, hạn chế sự tiến triển gây biến chứng sang nhược thị. Vì vậy nếu con được chỉ định dùng kính khắc phục loạn thị, cha mẹ nên cho bé đeo kính thường xuyên trong các sinh hoạt, học tập hàng ngày.
Bên cạnh đó, trẻ cần có chế độ chăm sóc mắt phù hợp, thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, ngồi học đúng tư thế, đảm bảo ánh sáng tốt. Ngoài ra, thiết lập chế độ dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tốt cho mắt trẻ trong bữa ăn hàng ngày cũng là biến pháp hữu ích giúp trẻ kiểm soát tốt độ loạn thị ở mắt.
Khám mắt cho bé định kỳ, thường xuyên giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe đôi mắt trẻ, tầm soát sớm các bất thường để có biện pháp khắc phục phù hợp
Tóm lại, trẻ bị loạn thị cần duy trì đeo kính thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tầm nhìn, phòng tránh biến chứng nhược thị nguy hiểm. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, hỗ trợ, bạn hãy liên lạc ngay với chúng tôi nhé!