Sưng đỏ thâm quầng mắt dưới do đâu?
Sưng đỏ thâm quầng dưới mắt có thể do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho các túi mỡ thừa xuất hiện dưới da và tích tụ lại, hình thành lên. Ở một số người còn do di truyền, thói quen sinh hoạt không tốt hay do tăng cân nên xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp sưng quầng mắt dưới bất thường là một số dấu hiệu bệnh lý bạn phải cẩn thận.
Vậy do đâu mà bạn bị sưng đỏ thâm quầng mắt dưới? Sau đây sẽ là 9 nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất:
1. Do quá trình lão hóa
Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến bạn bị sưng quầng mắt dưới. Lão hóa da khiến cho các sợi mao mạch dưới da bị đứt gãy dễ tạo điều kiện cho những mô mỡ nhanh chóng tích tụ bên dưới mắt hình thành lên các bọng mỡ, nhìn vào sẽ có cảm giác sưng, đỏ, thâm quầng. Hiện tượng lão hóa tự nhiên này thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi, càng nhiều tuổi những biểu hiện này càng rõ nét.
2. Do bẩm sinh, di truyền
Nếu trong trường hợp người thân của bạn đã xuất hiện tình trạng sưng mắt thâm quầng dưới này thì khả năng cao những thế hệ sau đó cũng sẽ gặp phải hiện tượng này do yếu tố di truyền.
3. Do stress, mất ngủ
Áp lực cuộc sống, công việc, học tập khiến con người phải lo lắng, suy nghĩ, stress gây mất ngủ kéo dài sẽ khiến cho quầng mắt nhanh chóng bị sưng phồng lên, gương mặt lúc nào cũng trong trạng thái thiếu sức sống. Hay nhiều người có thói quen thức khuya, ngủ muộn, lạm dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ... cũng khiến cho quầng mắt bị sưng, đỏ thâm quầng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Ngoài ra, quầng mắt bị sưng có thể xuất hiện phổ biến ở những người bị ốm yếu thường xuyên, cơ thể suy nhược.
4. Do tác nhân gây hại từ môi trường
Đôi mắt chúng ta là bộ phận nhạy cảm nhất cơ thể, chỉ một tác động nhỏ bên ngoài cũng dễ gây thương tổn. Nhất là ở những người có cơ địa dễ dị ứng, khi gặp phải các dị nguyên gây hại từ môi trường như: Phấn hoa, khói bụi, lông vật nuôi, bụi phấn trang điểm... vô tình bay vào mắt gây ra kích ứng, sưng đỏ thâm quầng mắt dưới.
Ở một số người bị dị ứng với một số thức ăn hoặc uống thuốc bị kích ứng, lạm dụng mỹ phẩm quá nhiều cũng có thể gặp phải tình trạng này. Quầng mắt bị sưng đỏ lúc này thường đi kèm với ngứa mắt, cộm mắt, tiết dịch nhiều...
5. Do tăng cân đột ngột
Nếu bạn đang bị tăng cân không kiểm soát cũng là một nhân tố khiến mắt sưng thâm quầng. Tăng cân đột ngột khiến cho các mô mỡ thừa tích tụ lại ở vùng mắt làm cho quầng mắt bị sưng gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Cùng với đó là nhiều hệ lụy khác cho cơ thể.
6. Do bị viêm bờ mi gây sưng quầng mắt dưới
Bệnh lý này khá phổ biến, thường do trục trặc của tuyến dầu bên trong mí mắt khiến cho vùng mi mắt dưới bị nhờn và kết vảy. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thường do bụi bẩn hoặc mạt kim loại trong không khí vô tình bay vào mắt gây viêm nhiễm ở bờ mi. Khi gặp phải tình trạng viêm bờ mi dưới sẽ gây ra tình trạng sưng mắt dưới, đau nhức, đỏ khó chịu và có thể mưng mủ.
7. Do viêm mô tế bào hốc mắt
Đây là một bệnh lý nhiễm trùng sâu bên trong hốc mắt khiến cho quầng mắt sưng phù, đỏ kéo theo đau nhức dữ dội. Sưng đau sẽ lan từ mi mắt dưới xuống đến phần bọng mắt. Điều trị bệnh lý tuỳ giai đoạn sẽ cần sử dụng đến kháng sinh đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
8. Do lẹo, chắp khiến quầng mắt bị sưng
Lẹo mắt là bệnh nhiễm trùng mắt do bít tắc ở một hay nhiều tuyến bã tại chân lông mi gây ra viêm cấp tính. Chắp mắt thường gây sưng mắt trên nhiều hơn, sưng quầng mắt dưới thường ít phổ biến hơn nhưng vẫn có thể gặp phải. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: Sưng nhẹ dưới mắt, đỏ, ngứa, hơi đau nhức. Hoặc có thể xuất hiện các mụn nhỏ tại mí mắt dưới mắt rồi lan dần xuống phần bọng mắt dưới gây sưng đỏ toàn bộ phần dưới của mắt.
Chắp mắt là bệnh ố biển hiện rất giống lẹo nhưng nó không phải là tình trạng nhiễm trùng ở mắt. Chắp mắt do tuyến bã nhờn ở mi bị bít tắc gây nên. Nốt chắp thường có kích thước to hơn lẹo nhưng không gây nguy hiểm như lẹo mắt. Chắp mắt sưng to khiến cho quầng mắt bị sưng, đỏ, dâng thâm quầng lại.
9. Do bệnh Grave - cường giáp tự miễn
Bệnh lý này còn có tên là Basedow xảy ra do rối loạn nội tiết tố dẫn đến sự hoạt động quá mức của tuyến giáp. Lúc này tuyến giáp sẽ nhận định nhầm tình trạng viêm nhiễm ở mắt và sinh ra kháng thể dư thừa, chính chúng là lý do khiến cho quầng mắt bị sưng đỏ, thâm quầng. Bệnh cường giáp này có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ cho cơ thể như: Tăng cân, rụng tóc, mất ngủ, đổ mồ hôi nhiều...
Ngoài ra, dấu hiệu quầng mắt bị sưng còn có thể là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm khác như: Tim mạch, ung thư, tiểu đường... Vì vậy, ngay khi phát hiện các bất thường trên mắt như sưng đỏ, thâm quầng mắt dưới kèm đau nhức không rõ nguyên nhân, tốt nhất bạn nên đi bệnh viện khám mắt để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Làm sao để hạn chế tình trạng quầng mắt bị sưng?
Cùng với việc chủ động đi thăm khám khi phát hiện quầng mắt bị sưng đỏ, thâm quầng bất thường không rõ nguyên nhân, bạn cũng nên quan tâm đến việc phải làm sao để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này. Một số biện pháp sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng quầng mắt bị sưng với những nguyên nhân thông thường. Cụ thể:
- Chú ý trong trang điểm: Nên chọn lựa những loại mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tự nhiên để hạn chế tối đa khả năng gây kích ứng cho mắt.
- Làm xét nghiệm dị ứng: Nếu mắt bạn thường xuyên gặp kích ứng với thức ăn, mỹ phẩm, phấn hoa, thuốc... thì bạn nên làm xét nghiệm dị ứng để chủ động phòng tránh.
- Sử dụng kính áp tròng đúng cách: Không đeo kính áp tròng quá lâu, qua đêm, thay kính mới thường xuyên và đảm bảo vệ sinh đúng cách để tránh tình trạng kích ứng cho mắt.
- Đeo kính râm khi ra ngoài: Khi ra ngoài bạn nên đeo kính dâm để bảo vệ mắt tránh khỏi tia cực tím nguy hại từ mặt trời cũng như khói, bụi, ô nhiễm...
- Thiết lập chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học: Ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày để mắt được nghỉ ngơi, trao đổi chất đầy đủ. Ưu tiên ăn các loại thức ăn có dưỡng chất tốt cho mắt để giữ cho đôi mắt sáng khoẻ đẹp.
- Khám mắt định kỳ: Thiết lập thói quen khám mắt định kỳ từ 1 -2 lần/năm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ đôi mắt thật tốt cũng như tầm soát sớm các bệnh lý ở mắt để có phương pháp điều trị sớm, giữ gìn thị lực.
Tóm lại, khi phát hiện bị sưng đỏ thâm quầng dưới mắt đi kèm với một số bất thường đau, nhức khác ở mắt không rõ nguyên nhân bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm cho mắt. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Để lại bình luận bên dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp nhé!