Những điều nên biết về thị giác của trẻ sơ sinh
Đôi mắt “sơ khai”
- Tiền thân của đôi mắt là hai đường rãnh nhỏ xuất hiện trên phôi thai vào ngày thứ 22 của thai kỳ. Từ những rãnh này, hình thành dây thần kinh thị giác và sau đó là đôi mắt.
Kiểm tra các dị tật mắt bẩm sinh
- Ngay khi bé chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có mắc các dị tật mắt bẩm sinh hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ nhỏ nước muối sinh lý cho bé để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bé sẽ nhìn thấy gì?
- Ngay khi sinh ra, bé chỉ có thể nhìn thấy các sự vật xung quanh dưới dạng hai màu: đen, trắng và các sắc độ xám trung gian. Điều này là do các tế bào thần kinh trong não và các tế bào mắt chưa phát triển hoàn toàn.
Tầm nhìn bị hạn chế
- Trẻ sơ sinh không thể di chuyển mắt để quan sát hai đối tượng cùng lúc và chỉ có thể nhìn thấy vật thể trong phạm vi 20 – 30 cm trước mặt.
Tật khúc xạ
Trẻ sơ sinh thường mắc một số tật khúc xạ tự nhiên. Người lớn mắc tật khúc xạ sẽ phải đeo kính, nhưng đối với trẻ nhỏ, điều này không cần phải lo lắng vì võng mạc của bé đang phát triển. Ngoài ra, bé thường phản ứng với ánh sáng rực rỡ bằng cách nhấp nháy mắt.
Khi nào trẻ có thể nhìn thấy?
Trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác đầy đủ vào cuối tháng thứ 9 và hoàn thiện khi bé 1 tuổi. Bé sẽ thích nhìn những màu sắc có độ tương phản cao và hình thể rõ ràng. Đôi mắt của bé đã có thể nhìn thấy khi mới vừa chào đời, nhưng lúc này não vẫn chưa sẵn sàng để xử lý và giải thích những thông tin phức tạp. Do đó, khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn còn rất hạn chế. Trong những tháng tiếp theo, bé sẽ dần phát triển thị giác về màu sắc.
Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh thay đổi theo từng giai đoạn. Hãy cùng tìm hiểu về các cột mốc phát triển thị giác của trẻ để có thêm hiểu biết và lưu ý trong việc chăm sóc mắt cho bé.
Giai đoạn 0 - 1 tháng tuổI
- Khả năng nhìn gần: Trẻ sơ sinh chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt khoảng 20-30 cm.
- Phân biệt ánh sáng và bóng tối: Trẻ có thể nhận biết sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối, thường quay đầu về phía có ánh sáng.
- Phản xạ đồng tử: Trẻ sơ sinh có phản xạ đồng tử với ánh sáng mạnh.
Giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi
- Theo dõi chuyển động: Trẻ bắt đầu theo dõi các vật thể chuyển động chậm trước mặt.
- Tập trung vào khuôn mặt: Trẻ thích nhìn vào khuôn mặt người hơn các vật thể khác.
Giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi
- Cải thiện khả năng tập trung: Trẻ có thể tập trung vào các vật thể nhỏ và theo dõi chúng di chuyển qua lại.
- Phát triển sự phối hợp giữa hai mắt: Trẻ bắt đầu sử dụng cả hai mắt cùng nhau, cải thiện khả năng nhận thức không gian.
Giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi
- Phân biệt màu sắc: Trẻ bắt đầu nhận biết và phản ứng với các màu sắc khác nhau.
- Phối hợp tay và mắt: Trẻ có thể dùng tay để với và chạm vào các vật thể mà mình thấy.
Giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi
- Tăng cường khả năng nhận thức không gian: Trẻ có thể đánh giá khoảng cách và độ sâu, giúp cho việc bò và đi dễ dàng hơn.
- Nhận biết chi tiết: Trẻ có thể nhìn thấy và nhận biết các chi tiết nhỏ hơn trong môi trường xung quanh.
Hiểu biết về các giai đoạn phát triển thị giác này giúp cha mẹ có thể theo dõi và hỗ trợ sự phát triển thị lực của con một cách tốt nhất.
Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào
Ngay giây đầu tiên lọt lòng mẹ, thị giác của bé đã được kích hoạt và bắt đầu phát triển. Tại thời điểm chào đời, thị lực của bé là 1/20, nhưng sẽ phát triển nhanh chóng để đạt đến mức trưởng thành là 20/20 khi bé ở vào khoảng 3-5 tuổi. Sự tăng trưởng cực nhanh là lý do vì sao tháng đầu đời rất quan trọng trong sự phát triển thị giác của trẻ.
Tuần đầu tiên
Bé chỉ có thể nhìn thấy sự vật trong phạm vi 20-30cm trước mặt, bằng khoảng cách từ mặt bé đến bạn khi bạn cho con bú. Các bé ở độ tuổi này thường chỉ nhìn tập trung vào sự vật được trong vài giây mà thôi. Để tạo điều kiện phát triển thị lực đồng đều ở cả hai mắt của bé, bạn hãy thường xuyên đổi bên vú và chiều bế bé khi cho bú. Bằng cách này, cả hai mắt của bé sẽ được kích thích thị giác như nhau. Bạn cũng đừng ngại áp sát vào bé khi nói chuyện hay diễn các nét mặt cho con xem.
Ngay khi sinh ra, bé chỉ nhìn được sự vật xung quanh trong hai sắc: đen và trắng, cùng sắc độ xám trung gian. Trong những tháng tiếp theo, con bạn sẽ dần phát triển thị giác màu sắc, vì thế, bé thích nhìn những màu sắc có độ tương phản và hình thể rõ ràng. Bé yêu của bạn sẽ phát triển thị giác màu sắc trong khoảng 4 tháng.
Bố mẹ thường thích trang trí phòng của thiên thần nhỏ với những gam màu dịu nhẹ dễ thương nhưng trong thực tế, những màu này không gây kích thích tự nhiên với thị giác của trẻ sơ sinh. Màu trắng và đen, cùng với những màu cơ bản như đỏ, cam, vàng và xanh dương sẽ kích thích thị giác của bé tốt hơn. Mẹo chọn màu sơn cho phòng bé rất đơn giản, hãy bắt chước màu đồ chơi trẻ con (chẳng hạn những khối xếp hình Lego), các nhà sản xuất đồ chơi đã có nghiên cứu kỹ lưỡng về điều này.
Tuần tuổi thứ hai
Bé bắt đầu có thể nhận diện được khuôn mặt của những người chăm sóc mình. Bé sẽ tập trung được vào khuôn mặt của bạn trong vài giây khi bạn cười và chơi với bé. Hãy nhớ là tầm nhìn của con bạn lúc này vẫn trong khoảng 20-30cm, vậy nên, hãy tích cực chơi với con với khoảng cách gần như vậy nhé!
Tuần thứ ba
Bé đã có thể nhận diện được khuôn mặt của bạn, nhưng vẫn chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng 20-30cm trước mặt. Dù vậy, sự tập trung đã có thể dài hơn. Cho đến trước thời điểm này, bé chỉ có thể giữ ánh nhìn vào khuôn mặt trong vài giây, nhưng giờ thì bé đã có thể nhìn bạn chăm chú đến 10 giây. Dù bạn thấy dường như không có gì khác biệt, nhưng mắt bé đang biến chuyển với một tốc độ nhanh chóng. Hãy tiếp tục kích thích thị giác của con bằng cách làm mặt hề và chơi đùa với bé ở khoảng cách gần, ngoài ra, hãy đặt những món đồ chơi có hình khối rõ ràng trước mặt con.
Tuần thứ tư
Bé đã bắt đầu có thể nhìn theo khi vật thể di chuyển qua lại sang hai bên ở trước mặt bé. Nhưng bé làm điều này bằng cách xoay cả đầu. Bé sẽ chưa thể điều khiển để chỉ di chuyển mắt theo vật thể cho đến khi được 2-4 tháng tuổi.
01 tháng tuổi
- Di chuyển mắt và đầu theo hướng có nguồn sáng.
- Ghi nhận vật thể nằm trong trục ngang trước mặt (đặc biệt là các khuôn mặt).
- Tiếp xúc bằng mắt và nhìn chăm chú vào những người chăm sóc bé.Ở tuần thứ ba, bé đã có thể nhận diện được khuôn mặt của bạn, nhưng vẫn chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng 20 - 30cm trước mặt. Dù vậy, sự tập trung đã có thể dài hơn. Cho đến trước thời điểm này, bé chỉ có thể giữ ánh nhìn vào khuôn mặt trong vài giây, nhưng giờ thì bé đã có thể nhìn bạn chăm chú đến 10 giây.
Dù bạn thấy dường như không có gì khác biệt, nhưng mắt bé đang biến chuyển với một tốc độ nhanh chóng. Hãy tiếp tục kích thích thị giác của con bằng cách làm mặt hề và chơi đùa với bé ở khoảng cách gần, ngoài ra, hãy đặt những món đồ chơi có hình khối rõ ràng trước mặt con.
2 - 3 tháng tuổi
- Ghi nhận vật thể theo cả trục dọc và trục xoay (quanh bé).
- Bắt đầu có thể di chuyển mắt độc lập với đầu.
- Tăng nhạy với ánh sáng.
- Dùng mắt nghiên cứu bàn tay và bàn chân mình.
- Dễ bị mất tập trung bởi những hình ảnh thú vị khác.
- Giữ tiếp xúc bằng mắt cường độ cao trong thời gian dài hơn.
3 - 6 tháng tuổi
- Xem và nghiên cứu bàn tay, bàn chân mình như thể đồ chơi;
- Quan sát đồ chơi rơi và lăn đi;
- Hướng mắt theo vật thể theo trục ngang (nhìn từ trái sang phải và ngược lại);
- Mở rộng phạm vi thị giác và mức độ tập trung;
- Tập trung quan sát được hầu khắp căn phòng;
- Thích nhìn hình phản chiếu;
- Di chuyển mắt độc lập với đầu.
Những bất ngờ về thị giác của trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh nhận ra mẹ từ rất sớm
Khi mới chào đời, thị lực của trẻ kém hơn người lớn khoảng 60 lần do cấu trúc mắt chưa hoàn chỉnh và mật độ tế bào võng mạc còn thấp. Tuy nhiên, chỉ sau 48 tiếng đồng hồ, bé đã có thể nhận ra mẹ.
Phát triển thị giác từ 0 đến 3 tháng tuổi
Từ 0 đến 3 tháng tuổi, thị giác của bé phát triển nhanh chóng nhưng vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn. Ở độ tuổi này, bé thường bị thu hút bởi những sự vật có nhiều màu sắc và khi nhìn thấy rõ ràng, bé sẽ yên lặng và tập trung quan sát.
Thị lực phát triển cùng trí tuệ của bé
Những trò chơi giúp phát triển thị lực rất tốt cho bé, vì thị lực là thước đo cho sự phát triển trí não trong năm đầu đời. Bố mẹ hãy giúp bé học nhìn bằng các đồ vật rõ ràng và thu hút. Khi bé không nhìn thấy rõ, bé sẽ mất hứng thú và không chú ý, dẫn đến việc bố mẹ tưởng rằng bé chỉ nhìn vu vơ và lơ đễnh.
Sự tập trung thị giác bắt đầu xuất hiện từ tuần tuổi thứ 3 đến thứ 5, do đó, việc kích thích thị giác là một trong những bước đầu tiên quan trọng trong quy trình học hỏi của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những gì trẻ nhìn thấy trong giai đoạn đầu đời sẽ giúp phát triển và hoàn thiện vùng vỏ não thị giác, từ đó tác động tích cực đến khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ.
Cảm nhận màu sắc và hình khối
Bé sơ sinh thường thích và bị thu hút bởi các đồ vật có hình tròn và màu sắc tương phản. Dễ thấy nhất là khuôn mặt, ánh mắt và màu tóc của mẹ. Mỗi khi mẹ ôm bé vào lòng cho bú hoặc khi nói chuyện, việc nhìn nét mặt và ánh mắt của mẹ cũng là một phương pháp tốt giúp kích thích sự tập trung cho bé. Cha mẹ nên treo trong phòng vài bức tranh hoặc ảnh kích thước lớn, có bố cục đơn giản và màu sắc tươi tắn rõ ràng để giúp bé tự học cách quan sát và cảm nhận.
Bé sơ sinh cần thời gian để quan sát và tập trung
Từ tháng tuổi thứ 4, khả năng thị giác của bé đã phát triển đầy đủ. Nên cho bé xem các đồ vật có màu sắc phong phú hơn, hình khối đa dạng hơn ở các vị trí xa, gần khác nhau trong khoảng cách 32 cm, với các trạng thái đứng im hoặc chuyển động nhanh, chậm. Những đồ chơi hay tấm thẻ màu có màu tương phản mạnh như đỏ, đen, trắng sẽ giúp thúc đẩy phát triển thị giác của bé.
Tuy nhiên, khi bắt đầu "trình bày" những đồ chơi này trước mặt bé, có thể bé sẽ không nhìn và không quan tâm. Nhưng hãy kiên nhẫn làm điều này đều đặn, mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi bé bắt đầu từ từ nhìn theo và quan sát đồ vật trước mắt. Đó là khi trí não của bé bắt đầu tập trung vào những gì bé đã nhìn thấy rõ ràng.
Bệnh viện Mắt Hà Nội 2
|
Thông tin tham khảo: |