Nguyên nhân ngủ dậy hoa mắt chóng mặt
Hầu hết chúng ta đều đã trải qua cảm giác hoa mắt chóng mặt khi ngủ dậy. Ngủ dậy hoa mắt chóng mặt thường xuất phát từ 2 nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân y học.
1. Gối có độ cao chưa phù hợp
Độ cao của gối có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ. Kê gối quá cao khiến khó ngủ và ảnh hưởng tới đốt sống cổ. Nếu gối quá thấp sẽ dẫn đến cảm giác hoa mắt chóng mặt do lượng máu dồn xuống não bị quá tải. Bạn nên lựa chọn loại gối phù hợp với bản thân cao 8-15cm, rộng 30cm, dài 60cm để đảm bảo một giấc ngủ sâu.
2. Phòng quá nhiều ánh sáng
Melatonin là loại hormone tiết ra từ não giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Không gian tối giúp lượng melatonin tiết ra được nhiều hơn đem lại cảm giác ngủ ngon giấc. Ngủ trong không gian với lượng ánh sáng cao khiến hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi ngủ dậy dễ xảy ra hơn.
3. Sử dụng các thiết bị điện tử
Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ. Điều này gây ảnh hưởng tới việc bài tiết melatonin trong não bộ, khiến giấc ngủ không sâu. Khi tỉnh dậy, bạn rất dễ gặp phải hiện tượng choáng váng, hoa mắt, chóng mặt. Chính vì vậy, cần tắt nguồn và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm.
4. Ngủ không đủ giấc
Ngủ không đủ 8 tiếng một ngày khiến cơ thể uể oải và thiếu sức sống. Khi không đáp ứng được yêu cầu về giấc ngủ người sẽ mệt mỏi gây tình trạng ngủ dậy hoa mắt chóng mặt. Hiện tượng chóng mặt, đau đầu còn xảy ra sau giấc ngủ trưa. Một giấc ngủ trưa chỉ nên diễn ra trong vòng 20-30 phút. Nếu kéo dài sẽ khiến lượng máu trên não giảm và quá trình trao đổi chất bị chậm.
5. Chứng ngưng thở khi ngủ
Trong quá trình ngủ bạn thường xuyên gặp hiện tượng ngưng thở hoặc gáy có thể là nguyên nhân khiến bạn chóng mặt khi dậy. Lượng oxy trong máu sẽ bị thấp hơn do sự gián đoạn của nhịp thở. Chứng bệnh này dẫn đến hiện tượng ngủ dậy hoa mắt chóng mặt vào buổi sáng. Bạn nên tham khảo ý kiến của y bác sĩ nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra.
6. Ảnh hưởng từ thuốc
Hiện tượng ngủ dậy hoa mắt chóng mặt buổi sáng có thể bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc . Một số loại thuốc có thể kể đến như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng,... Bạn cần kịp thời thông tin tới bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc khi gặp phải hiện tượng trên.
7. Suy tim
Suy tim khiến tim không thể hoạt động bình thường và giảm khả năng bơm máu. Khi đó, huyết áp không thể ổn định dẫn tới hiện tượng chóng mặt buồn nôn khi ngủ dậy. Hơn nữa, người bị suy tim cần sử dụng rất nhiều loại thuốc. Đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây hoa mắt, chóng mặt.
8. Mất nước
Trong quá trình ngủ, cơ thể không tiếp nhận được lượng nước cần thiết dẫn tới hiện tượng hoa mắt chóng mặt. Khi đó, thể tích máu và huyết áp sẽ giảm đồng thời gây choáng váng, mỏi mệt. Do đó, cần cung cấp đủ nước trước giấc ngủ để tránh tình trạng trên.
9. Hạ đường huyết
Ngủ dậy hoa mắt chóng mặt có thể xuất phát từ việc hạ đường huyết. Tình trạng đói hoặc hạ đường huyết do thuốc, rượu có thể xảy ra sau một giấc ngủ. Chính vì vậy, người bệnh thường cảm thấy choáng váng, hoa mắt khi tỉnh dậy.
Cách khắc phục tình trạng ngủ dậy hoa mắt chóng mặt
Chóng mặt không phải là tình trạng bệnh lý nhưng nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, bạn cần tới bệnh viện để nhanh chóng kiểm tra và có phương pháp chữa trị kịp thời.
Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục hoa mắt chóng mặt lúc ngủ dậy bằng những biện pháp sau:
- Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Hãy uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Nếu cơ thể hoạt động nhiều, bạn cần bổ sung lượng nước lớn hơn. Bạn có thể để ly nước ở đầu giường để có thể uống trước và sau giấc ngủ.
- Thường xuyên tập thể dục để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu
- Tránh sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ.
- Không nên thay đổi tư thế đột ngột khi mới ngủ dậy. Cần từ từ cử động tay chân và sau đó mới đứng lên.
Ngủ dậy hoa mắt chóng mặt không phải là một bệnh lý. Tuy nhiên, hiện tượng này cảnh báo một số bệnh và báo hiệu cơ thể bạn đang thiếu nước, mệt mỏi. Nếu hoa mắt chóng mặt diễn ra trong thời gian dài và thường xuyên cần tới các cơ sở y tế đề được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.