THÔNG TIN CẦN BIẾT

Chỉ định khám ROP cho trẻ sinh non: Tư vấn từ A->Z

06-04-2023 - Tác giả:   Hải Yến   - Tham vấn y khoa:   THS.BS. Mai Thị Anh Thư
Những năm gần đây, nhu cầu khám ROP cho trẻ sinh non ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Bởi bệnh lý này có thể khiến trẻ sinh non bị khiếm thị, đây cũng là nguyên nhân gây mù lòa ở trẻ em.

Khám ROP cho trẻ sinh non là gì?

Khám ROP (hay còn gọi là khám bệnh bong võng mạc) ở trẻ sinh non. Việc khám ROP kịp thời sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Kịp thời phát hiện xem bé có đang mắc bệnh ROP hay không
  • Đảm bảo tương lai của bé lớn lên hoàn toàn khỏe mạnh, không khiếm khuyết
  • Trẻ sẽ tự tin giao tiếp hơn bởi vì có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh
  • Gia đình luôn vui vẻ, bớt được những nỗi lo về sức khỏe của con cái
Mắt của các bé bị ROP qua các giai đoạn 

Sau khi khám ROP, nếu trẻ sinh non cần được điều trị thì sẽ có thể áp dụng phương pháp laser quang đông võng mạc. Nếu phát hiện bệnh càng sớm, can thiệp điều trị càng sớm sẽ thu được hiệu quả càng cao.

Chỉ định khám ROP cho trẻ sinh non

Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ chỉ định khám ROP cho trẻ sinh non từ dưới 31 tuần. Thậm chí, các bác sĩ cũng khuyến cáo nên thực hiện hoạt động này kể cả với những bé sinh non từ 32 tuần trở lên. Điều này phần nào cho thấy tầm quan trọng của việc khám ROP đối với cuộc sống của trẻ sau này.

1. Thời điểm khám mắt lần đầu tiên

Việc thực hiện khám ROP cho trẻ sinh non sẽ được thực hiện từ tuần thứ 3 - 4 sau khi sinh. Vì bệnh võng mạc ở trẻ sinh non trong giai đoạn đầu rất khó nhận biết nên phụ huynh không nên chủ quan, đây là “thời điểm vàng” để kiểm tra sức khỏe cho bé.

Đối với những trẻ sinh non sau 32 tuần, để đảm bảo con mình lớn lên khỏe mạnh, không khiếm khuyết, tránh được những biến chứng của bệnh ROP, cha mẹ nên đưa bé đi khám lần đầu tiên sau khi bé ra đời từ 3 - 4 tuần. Đặc biệt, các bác sĩ chỉ định khám ROP cho trẻ sinh non dưới 31 tuần. 

chỉ định khám ROP
Tùy vào tình trạng của bé, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định khám ROP.

2. Đối tượng cần khám ROP

Nhiều trường hợp trẻ bị ROP được đưa đi khám khi bệnh đã trở nặng. Chính vì vậy, các bác sĩ đã chỉ định khám ROP cho trẻ sinh non có những đặc điểm sau:

  • Cân nặng lúc sinh dao động từ 1,5kg - 2kg nhưng phải nằm lồng ấp, thở oxy kéo dài, bị ngạt khi sinh hoặc có bệnh khác kèm theo.
  • Sinh đôi, sinh ba và trẻ chỉ có cân nặng từ 1,5kg - 2kg.
  • Trẻ có tuổi thai càng nhỏ và càng nhẹ cân thì nguy cơ bị ROP sẽ cao hơn
  • Trẻ sinh đủ tuần nhưng lại mắc các bệnh như suy hô hấp, thiếu máu, nhiễm trùng… cũng cần được khám.
Trẻ sinh ra trước tuần thứ 31 của thai kỳ có nguy cơ cao bị bệnh ROP

Để phòng tránh hiệu quả trẻ sinh ra bị mắc bệnh ROP, thai phụ trong thời gian mang thai nên có một hệ thống sinh hoạt khoa học, để tránh sinh non. Nếu không may bị sinh non, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành khám mắt. Tuyệt đối không được chủ quan, những trường hợp đã được phẫu thuật cần tái khám theo lịch chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Những điều bố mẹ cần làm trước khi đưa bé đi khám mắt ROP

Khi bé đã nằm trong đối tượng có nguy cơ bị bệnh ROP và cần phải đi khám. Cha mẹ cũng nên lưu ý những điều sau đây:

  • Đưa trẻ đến địa điểm khám trước thời gian hẹn: Do phải cần được nhỏ thuốc giãn đồng tử để có thể quan sát được toàn bộ võng mạc. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến địa điểm khám trước thời gian hẹn một chút. Thời gian sẽ tùy thuộc vào số lần bé cần phải nhỏ thuốc giãn đồng tử.
  • Mẹ không nên cho bé bú 1 giờ trước khi khám: Việc này để tránh bé nôn trớ, hít sặc sữa gây nguy hiểm.
  • Mang theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết: Giấy giới thiệu khám mắt, giấy khám thai, giấy hẹn tái khám, sổ theo dõi bệnh án (nếu có)
Cha mẹ nên tuân thủ tuyệt đối những lời khuyên mà bác sĩ đưa ra 

Thăm khám chỉ là bước đầu tiên xác định, dự phòng xem bé có bị bệnh ROP hay không. Nếu phát hiện bệnh thì nên bình tĩnh lắng nghe những lời tư vấn từ phía bác sĩ để giúp bé có đôi mắt khỏe mạnh.

Trẻ em đang điều trị khoa sơ sinh có khám mắt ROP và điều trị tại bệnh viện không?

Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh khi có con sinh non và không may mắc phải căn bệnh ROP. Tại hầu hết các bệnh viện, những bé sinh non khi được chỉ định khám ROP và phát hiện bệnh, nếu bệnh viện đủ cơ sở vật chất đáp ứng được điều kiện chữa bệnh, các bé sẽ được giữ lại và điều trị tại bệnh viện. Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán là có bệnh thì tùy vào tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào, bé sẽ được các bác sĩ đưa ra phác đồ phù hợp hoặc đặt lịch hẹn tái khám sau đó.

  • Tình trạng của bé đang ở giai đoạn 3 trở lên: bé sẽ được chỉ định nhập viện và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Tình trạng nhẹ hơn: bé sẽ được đặt lịch hẹn khám sau đó từ 3 - 5 ngày tùy thuộc vào chẩn đoán sau khám.

Vậy nên các phụ huynh không cần quá lo lắng, chỉ cần làm đúng theo những chỉ dẫn của các bác sĩ, bệnh tình của các bé hoàn toàn có thể khắc phục.

khám ROP tại bệnh viện
Thiên thần nhỏ đang mạnh mẽ cùng mẹ chiến thắng ROP.

Hiện nay, có 3 phương pháp có thể can thiệp, khắc phục dành cho bệnh ROP ở trẻ sinh non mà cha mẹ có thể tham khảo. Bao gồm:

  • Tiêm nội nhãn- thuốc chống yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (anti VEGF)
  • Phẫu thuật laser quang đông
  • Phẫu thuật bong võng mạc

Hoặc có thể là sử dụng kết hợp 2 các phương pháp, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.

Những sai lầm dễ mắc phải của phụ huynh về khám ROP cho trẻ sinh non

Thực tế cho thấy, không phải cha mẹ nào cũng hiểu biết về bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (hay còn gọi là ROP). Vì vậy, dẫn đến nhiều cha mẹ đã không đưa con đi thăm khám khi sinh non. Các lý do về tài chính, thời gian,... cũng ảnh hưởng đến quyết định đưa bé đi thăm khám của các bậc cha mẹ. Ngoài ra, có nhiều trường hợp khi con mình đã xuất viện, nghĩ là bệnh đã khỏi hoàn toàn nên không đưa con đi tái khám theo lịch của bác sĩ. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp bệnh tái phát và trở nặng.

Biện pháp phẫu thuật sẽ được dùng nếu bệnh của bé trở nặng 

Để phòng ngừa khả năng khi con sinh ra mắc phải căn bệnh ROP, phụ huynh trong quá trình mang thai cần:

  • Trong thời gian mang thai có một chế độ sống khoa học để tránh sinh non
  • Khi không may sinh non, cân nặng thấp phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định khám ROP cho trẻ từ bác sĩ.
  • Bệnh ROP giai đoạn đầu rất ít có dấu hiệu nhận biết, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan kể cả khi mắt bé bình thường.

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu từ A - Z các thông tin về việc chỉ định khám ROP ở trẻ sinh non. Hy vọng, qua bài viết, cha mẹ sẽ có những quyết định đúng đắn nhất để đảm bảo sức khỏe cho con mình.

Bài viết hữu ích?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN