THÔNG TIN CẦN BIẾT

Viễn thị có điều trị được không? Phương pháp can thiệp hiệu quả

29-03-2023 - Tác giả:   Hoàng Huyền Trang   - Tham vấn y khoa:   BsCK1 Nguyễn Thị Thúy Nga
Hiện nay chưa có phương pháp nào được y khoa công nhận có thể điều trị dứt điểm tật viễn thị ở mắt. Các phương pháp được bác sĩ nhãn khoa chỉ định như đeo kính chỉ giúp người viễn thị kiểm soát tốt độ viễn. Phương pháp giúp giảm độ viễn duy nhất được công nhận là phẫu thuật. Mổ mắt có thể giúp xóa viễn thị, tuy nhiên sau một thời gian tật khúc xạ này có thể bị tái phát nếu mắt không được chăm sóc tốt hoặc do cơ địa mỗi người.

Tật viễn thị có chữa được không?

Y khoa chưa công nhận phương pháp nào có thể giúp điều trị hay chữa dứt điểm tật viễn thị. Mọi can thiệp được bác sĩ nhãn khoa chỉ định như đeo kính gọng hay kính áp tròng chỉ giúp người viễn thị kiểm soát tốt độ viễn, hạn chế tăng độ gây biến chứng nhược thị nguy hiểm. Phương pháp duy nhất có thể giúp giảm độ viễn ở mắt hoặc xóa viễn thị là phẫu thuật.

Phẫu thuật khúc xạ giúp người viễn thị loại bỏ sự phụ thuộc vào kính, cải thiện thị lực tốt. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là giải pháp giúp bạn thoát khỏi tật viễn thị hoàn toàn. Sau mổ viễn vẫn có nguy cơ bị tại lại nếu không có cách chăm sóc, bảo vệ mắt tốt hoặc do cơ địa của mỗi người.

Tật viễn thị có chữa được không?
Y khoa chưa công nhận phương pháp nào có thể giúp điều trị hay chữa dứt điểm tật viễn thị

Hiện nay, phần lớn người bị viễn thị thường lựa chọn phương pháp đeo kính giúp khắc phục tạm thời tình trạng thị lực ở mắt. Kính giúp thay đổi điểm hội tụ của các tia sáng khi đi vào mắt, giúp người bị viễn thị cải thiện tầm nhìn sáng rõ, mắt không phải điều tiết nhiều, phòng tránh biến chứng nhược thị nguy hiểm.

Viễn thị ở giai đoạn nặng, sử dụng kính không còn mang lại hiệu quả hoặc người viễn thị muốn loại bỏ sự phụ thuộc vào kính thì có thể lựa chọn phẫu thuật giúp khắc phục tật khúc xạ này. Tuy nhiên, phương pháp này cần được bác sĩ chuyên nhãn khoa khám mắt và chỉ định thực hiện bởi không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện phẫu thuật.

Nhìn chung, người bị viễn thị nên cân nhắc, lựa chọn có sở y tế chuyên nhãn khoa uy tín, chuyên nghiệp để thăm khám, đặc biệt là viễn thị ở trẻ nhỏ cần được quan tâm đặc biệt. Sau khi chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây viễn thị, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ viễn, tuổi tác, yếu tố công việc và nhiều yếu tố đi kèm khác để chỉ định phương pháp phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.

Điều trị viễn thị
Viễn thị ở giai đoạn nặng cần phải thực hiện phẫu thuật

Phương pháp khắc phục viễn thị hiệu quả hiện nay

Đeo kính hoặc phẫu thuật là hai phương pháp thường được bác sĩ nhãn khoa chỉ định khắc phục tật viễn thị hiệu quả hiện nay. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp. Cụ thể:

1. Đeo kính trị viễn thị

Người viễn thị có thể lựa chọn kính có gọng hoặc kính áp tròng giúp thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt, cải thiện tầm nhìn sáng rõ. Kính viễn thị giúp giảm bớt độ cong của giác mạc, đưa điểm hội tụ ảnh của vật về phía trước hoặc trên võng mạc giúp người dùng quan sát các vật ở gần được rõ nét.

Đeo kính là giải pháp an toàn, hiệu quả, có thể áp dụng được cho cả trẻ em. Sau khám mắt cho bé, căn cứ vào tình trạng thực tế, nếu mắt trẻ bị viễn nhẹ dưới 1 Diop, tầm nhìn không bị ảnh hưởng thì có thể không cần dùng kính. Nếu độ viễn nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cắt kính. Lựa chọn kính viễn cần lưu ý:

  • Kính viễn thị nên chọn loại kính phi cầu có độ chiết suất cao, nhìn sẽ mỏng, nhẹ và gọn gàng hơn, giúp giảm hình ảnh mắt lồi thường gặp khi đeo kính viễn. Tuy nhiên, kính phi cầu thường phản chiếu ánh sáng nhiều nên bạn hãy chọn tròng có lớp phủ phản quang chống lóa giúp khắc phục nhược điểm này.
  • Với trẻ bị viễn thị, lựa chọn tròng kính cần ưu tiên làm bằng vật liệu polycarbonate vừa nhẹ lại chống va đập tốt.
  • Nên chọn loại tròng kính quang học có khả năng chuyển sang màu sẫm hơn khi ra ngoài trời nắng, rất tốt cho trẻ hoặc những người thường phải ở ngoài trời nhiều.
Đeo kính trị viễn thị
Người viễn thị có thể lựa chọn kính có gọng hoặc kính áp tròng

Dù là đối tượng nào cũng cần đeo kính đúng với số độ và đúng theo chỉ định của bác sĩ. Kính viễn thị nên được đeo thường xuyên, nhất là khi làm các việc tập trung trong khoảng cách gần như đọc sách, làm việc trên máy tính, học bài, xem điện thoại... Kính cần được giữ trong suốt, tránh trầy, xước. Đeo kính giúp kiểm soát tốt độ viễn thị, phòng ngừa biến chứng lác mắt, nhược thị là các bệnh về mắt ở trẻ em có thể đe dọa đến thị lực trẻ.

2. Phẫu thuật khúc xạ

Trường hợp viễn thị nặng, dùng kính không mang lại hiệu quả cải thiện thị lựa nữa hoặc muốn loại bỏ sự phụ thuộc vào kính và mắt đủ điều kiện phẫu thuật thì có thể lựa chọn phẫu thuật khúc xạ giúp xóa bỏ viễn thị. Tuy nhiên, việc chỉ định phẫu thuật cần đến từ bác sĩ chuyên nhãn khoa bới không phải ai cũng đạt đủ điều kiện để mổ như:

  • Người từ 18 tuổi.
  • Độ viễn ổn định, không tăng quá 0,5 Diop trong vòng từ 1 đến 2 năm.
  • Chống chỉ định với người có bệnh cấp tính, mãn tính tại mắt, giác mạc hình nón, người có bệnh lý toàn thân gây ảnh hưởng đến quá trình và kết quả phẫu thuật, phụ nữ có thai hoặc cho con bú...
Phẫu thuật khúc xạ
Chỉ định phẫu thuật cần đến từ bác sĩ chuyên nhãn khoa bới không phải ai cũng đạt đủ điều kiện

Như vậy, phương pháp phẫu thuật khúc xạ không thể thực hiện được với đối tượng viễn thị ở trẻ nhỏ, can thiệp xâm lấn ở mắt với tật viễn thị chỉ áp dụng được cho người từ 18 tuổi.

Tuy hầu hết các biện pháp phẫu thuật khúc xạ thường được sử dụng cho tật cận thị nhưng thực tế, các phẫu thuật này cũng có thể được sử dụng để trị viễn thị. Phẫu thuật giúp định hình lại hình dạng của giác mạc, điều chỉnh độ cong. Một số phương pháp được ứng dụng phổ biến hiện nay như:

  • Phẫu thuật Femto.
  • Phẫu thuật Relex Smile.
  • Phẫu thuật Lasik.
  • Phẫu thuật Phakic.
phương pháp điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật giúp định hình lại hình dạng của giác mạc, điều chỉnh độ cong

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như khô mắt, mỏi mắt, mắt nổi gân đỏ, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến các bộ phận khác ở mắt... Hãy cân nhắc thật kỹ, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp khắc phục viễn thị phù hợp với mắt của bạn.

Viễn thị là một trong ba tật khúc xạ thường gặp ở mắt, gây suy giảm thị lực, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc, kết quả học tập của đối tượng mắc phải. Tuy ít phổ biến hơn cận thị và loạn thị nhưng viễn thị có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, biến chứng rối loạn thị giác nguy hiểm hơn như lác mắt, nhược thị. Hậu quả sau cùng có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán. Viễn thị nếu được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp sẽ giúp bạn bảo vệ thị lực tốt, hạn chế viễn thị gia tăng cấp độ nặng, phòng tránh biến chứng nặng nề ở mắt.

>>>>Xem thêm: Viễn thị bao nhiêu độ là nặng? Có thể gây ra biến chứng gì?

Tóm lại, bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn đọc các cách khắc phục tật viễn thị hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định sử dụng hiện nay. Tuy chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng viễn thị hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt, gìn giữ thị lực. Hãy nhắn tin ngay với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!

Bài viết hữu ích?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN