Dấu hiệu đau hốc mắt có nguy hiểm không?
Đau hốc mắt thường gặp phải nhiều nhất ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, dưới sự tác động của những yếu tố gây hại từ môi trường cùng những thói quen sống thiếu khoa học, lạm dụng thiết bị điện tử cùng những áp lực cuộc sống mang lại khiến dấu hiệu đau hốc mắt đang dần trở nên phổ biến với mọi lứa tuổi.
Đau hốc mắt có nhiều mức độ khác nhau, người bệnh có thể chỉ bị đang rất nhẹ nhưng cũng có thể rất đau, khó chịu, gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Đau hốc mắt không chỉ là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm về mắt, nó có thể còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý ở các bộ phận khác trên cơ thể chúng ta, cảnh báo sức khỏe cơ thể đang bất thường. Bệnh lý toàn thân nào đó cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời.
Vì vậy, khi bị đau hốc mắt, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, cần đến các bệnh viện chuyên nhãn khoa để được khám mắt kịp thời để tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp khắc phục, điều trị kịp thời.
11 bệnh lý thường là nguyên nhân gây đau hốc mắt
Đau hốc mắt thông thường gặp phải nhiều nhất ở 11 bệnh lý dưới đây:
1. Bệnh viêm hốc mắt
Vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào mắt hoặc nấm ký sinh trùng ở mắt có thể gây ra bệnh lý viêm phần mô mềm bên trong hốc mắt. Một số người bị chấn thương gần mắt, nhọt ở cạnh mắt hay trên mũi, miệng... cũng có thể ảnh hưởng đến hốc mắt gây ra viêm.
Khi gặp phải bệnh lý viêm hốc mắt bạn cần phải được điều trị ngay, nếu để lâu khối viêm sẽ lan rộng, có thể gây tắc xoang hang, áp xe vùng hốc mắt... nặng hơn sẽ dẫn tới nhiễm trùng huyết đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân, có thể gây tử vong.
2. Bệnh u hốc mắt
Bệnh nhân u hốc mắt thường có những biểu hiện ban đầu là đau hốc mắt. Bệnh lý này có thể gặp phải ở mọi đối tượng bất kể người lớn hay trẻ nhỏ. U hốc mắt được phân làm 2 loại là:
- U lành tính: bao gồm u nang dạng bì, u dây thần kinh thị giác thường gặp phải ở người lớn, loạn sản xơ gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và u màng não.
- U ác tính: Bao gồm Sacom xơ vân, u bạch huyết thường gặp phải ở người lớn, u xương ác tính gặp nhiều ở trẻ em và u di căn...
Với những dạng u lành tính như u nang bì không gây đau đớn, ít tác động đến người bệnh thường không phải cắt bỏ. Nếu u này tác động, gây suy giảm thị lực của người bệnh thì phải được loại bỏ.
3. Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là một bệnh lý nguy hiểm và hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Khi lượng thủy dịch trong mắt tăng cao, bị tắc ứ không thể thoát ra ngoài một cách bình thường sẽ tạo áp lực lên mắt gây ra tăng nhãn áp. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn đến dây thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa.
Tăng nhãn áp thường được phân thành nhiều loại khác nhau và đau hốc mắt thường gặp phải nhiều nhất ở bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc đóng. Cùng với triệu chứng đau hốc mắt, bệnh nhân tăng nhãn áp có thể gặp thêm biểu hiện Suy giảm thị lực, chói mắt, nhìn thấy màng che trước mặt, buồn nôn, nôn...
4. Bệnh u giả viêm
Bệnh lý u giả viêm thường có triệu chứng phổ biến là đau hốc mắt. U giả viêm bao gồm nhiều loại khác nhau, được phân chia tùy vào vị trí bị sưng viêm quanh vùng hốc mắt của người bệnh. Bao gồm:
- U giả viêm phần trước: Biểu hiện gặp phải nhiều nhất là sụp mi, phù mi...
- U giả viêm ở tuyến lệ: Tuyến lệ người bệnh bị sưng và đau nhức.
- Hội chứng đau ở đỉnh hốc mắt: Người bệnh có cảm giác đau nhức từ bên trong của hốc mắt.
- U giả viêm lan tỏa: Khi gặp phải loại này, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở toàn bộ khu vực hốc mắt.
Ở người bệnh bị u giả viêm khi quan sát vùng quanh mắt thường thấy bị lồi một bên, thấy nhãn cầu bị sưng, vùng da quanh mắt bị đỏ... khiến người bệnh bị đau nhức hốc mắt, các cơn đau thường kéo dài dai dẳng đến hàng tháng ở một nửa bên mặt.
Bệnh u giả viên có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Tùy tình trạng bệnh nhân sẽ được bác sĩ lập phác đồ điều trị hợp lý, giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
5. Chấn thương ở mắt
Các chấn thương ở mắt gây ra tình trạng xuất huyết nhãn cầu, có dị vật nằm trong mắt, rách hay tổn thương các tổ chức trong mắt, thương tổn xương hốc mắt... cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đau hốc mắt. Chấn thương mạnh có thể gây xuất huyết hốc mắt, Máu chảy ra nhiều trong một thời gian ngắn ở thể tích của hốc mắt cố định sẽ gây ra chèn ép lên dây thần kinh thị giác cấp tính.
Các chấn thương ở mắt thường xảy ra bất ngờ và liên tục. Khi bị va đập mạnh ở mắt, gây ra những thương tổn, đau hốc mắt, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay.
6. Bệnh giãn tĩnh mạch hốc mắt
Khi các dây tĩnh mạch trong hốc mắt bị giãn ra sẽ gây ra tình trạng đau hốc mắt và nửa đầu, nhức nhối khó chịu, ... Cách tĩnh mạch thường chứa nhiều mạch máu, khi bị giãn nở sẽ làm cho mắt bị lồi ra và ngược lại. Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch cần phải được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế làm việc bằng mắt nhiều.
7. bệnh lý Migraine - Đau nửa đầu
Bệnh nhân bị đau nửa đầu thường có thiên hướng đau vào buổi sáng và có thể đi kèm với triệu chứng đau hốc mắt buồn nôn. Thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể gây ra những cơn đau đầu ở người bệnh. Hay ở những người bị stress, mất ngủ, ngủ ít hay thậm trí là ngủ dài hơn bình thường, ăn phải thức ăn lạ, sử dụng các chất kích thích quá liều... Có nguy cơ gặp phải bệnh lý Migraine kèm theo biến chứng đau hốc mắt.
Ở phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt trong tháng cũng có thể gặp phải đau đầu kèm đau hốc mắt. Những cơn đau này sẽ tăng dần lên khi cơ thể vận động nhiều, cơn đau giảm đi khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn,mắt không phải điều tiết.
8. Bệnh cường giáp tự miễn (Graves)
Bệnh tuyến giáp này khá phổ biến, bệnh nhân thường có các dấu hiệu chảy nước mắt sống, chói, lóa mắt, ít gặp hơn là triệu chứng đau hốc mắt với cảm giác nóng rát. Một số ít trường hợp cơ mi trên bị co rút khiến cho mắt bị lồi ra giống với trợn mí.
Bệnh tuyến giáp nếu để lâu có thể gây ra tình trạng phù nề dẫn đến liệt mí dưới, xung huyết làm mi nhắm không được kín gây ra viêm loét giác mạc và khô mắt.
9. Các bệnh ở mạch máu
Một số bệnh lý ở mạch máu có thể gây ra biến chứng đau hốc mắt đi kèm với chứng đau đầu như: Hẹp động mạch cảnh, hẹp tĩnh mạch cảnh, phình tắc động mạch chủ, dị dạng mạch não...
10. Bệnh viêm xoang
Xong là phần sụn xốp nằm ở bên trong của xương với vai trò chứa đựng các dưỡng chất nuôi xương và giúp giảm tỉ trọng cho xương. không khí bên ngoài thường xuyên được dẫn vào cơ thể để lưu thông, tết một số chất ra khỏi cơ thể, trong đó xoang sẽ tiết chất nhầy. Và khi cơ thể có vấn đề, các chất nhầy này không được thoát ra ngoài đúng cách, bị bít và tắc lại bên trong xoang dẫn đến viêm xoang.
Bệnh lý viêm xoang làm tăng áp lực xung quanh vùng mắt và vùng trán. Và xoang trán ở gần mắt sẽ gây ra tình trạng đau hốc mắt. Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh hít vào hoặc bị ngạt mũi, khịt mũi đi kèm với xuất tiết mũi, họng và triệu chứng sốt. Đặc biệt khi bệnh nhân cúi đầu sẽ thấy rõ biểu hiện đau 2 hốc mắt do đau dây thần kinh trên hố. Bệnh nhân viêm xoang cần được đi khám để có biện pháp điều trị phù hợp.
11. Các biến chứng của bệnh lý tiểu đường gây ra
Các bệnh nhân bị tiểu đường thường gặp phải nhiều biến chứng ở mắt. Khi người bệnh thấy đau hốc mắt và suy giảm thị lực thường là dấu hiệu cảnh báo về các biến chứng trên mắt. Bệnh nhân tiểu đường khi gặp phải tình trạng đau nhức mắt nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để phát hiện nguyên nhân và tìm ra cách điều trị phù hợp, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa,
Triệu chứng đau hốc mắt khi nào cần phải đi khám?
Khi bị đau hốc mắt, bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi để mắt được thư giãn và không phải làm việc. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng chói từ mặt trời cùng các tác nhân gây hại từ môi trường.
Người bị đau hốc mắt có thể sử dụng một số biện pháp như chườm ấm, đắp gạc lên mắt để cơn đau nhức dịu bớt hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm một số loại thuốc giảm đau tại nhà...
Khi gặp phải một số triệu chứng sau người bệnh cần đi khám ngay:
- Đau hốc mắt dữ dội, dai dẳng, kéo dài không thuyên giảm.
- Đau hốc mắt kèm theo triệu chứng đau đầu và sốt cao.
- Thị lực bị suy giảm đột ngột.
- Mắt bị sưng, đỏ xung quanh.
- Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, nhìn nguồn sáng thấy có quầng sáng xung quanh.
- Nhắm, mở mắt cảm thấy khó khăn, nặng nề.
- Mắt bị chảy máu hoặc có mủ rỉ ra.
Đau hốc mắt là cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm nêu trên nên muốn xác định chính xác nguyên nhân do đâu người bệnh chỉ có thể đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên nhãn khoa. Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh lý bạn đang mắc phải gây ra tình trạng đau hốc mắt, có biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp thuyên giảm hoặc dứt điểm được tình trạng khó chịu này.
Trên đây là toàn bộ những giải đáp chi tiết xoay quanh vấn đề đau hốc mắt có thể là những cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào. Khi bị đau hốc mắt bạn tuyệt đối không được chủ quan, cầm đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị thích hợp. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp nhé!