THÔNG TIN CẦN BIẾT

Cườm nước và cườm khô: So sánh, cách phân biệt hiệu quả

25-05-2022 - Tác giả:   Hải Yến   - Tham vấn y khoa:   PGS. TS Hoàng Thị Minh Châu

Cườm nước và cườm khô là 2 loại bệnh hoàn toàn khác nhau từ cơ chế sinh bệnh cho đến cách điều trị. Chúng đều là các bệnh lý về mắt và có thể gây nguy hiểm nếu phân biệt nhầm và điều trị sai cách. Xem ngay bài viết dưới đây để biết cách phân biệt triệu chứng của từng loại bệnh lý.

cườm nước và cườm khô
Cườm nước và cườm khô là 2 bệnh lý khác nhau

Bệnh cườm mắt là gì?

Cườm mắt là tên gọi dân gian chung của 2 chứng bệnh cườm nước và cườm khô. Trên thực tế, đây là 2 bệnh lý khác nhau hoàn toàn ngay từ cơ chế sinh bệnh cho đến cách điều trị của chúng. Ngày nay, y học hiện đại gọi tên bệnh cườm nước là tăng nhãn áp còn bệnh cườm khô là đục thủy tinh thể.

cườmkhoo và cườm nước
Cườm khô và cườm nước có tên gọi dân gian là cườm mắt 

Điểm chung của bệnh cườm khô và cườm nước là: Đều gây ra tình trạng suy giảm thị lực và thường gặp phải ở người lớn tuổi. Đôi khi bắt gặp 2 bệnh lý này ở trẻ sơ sinh. Nếu bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm thị lực suy giảm nghiêm trọng dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Triệu chứng ban đầu của bệnh lý thường khó nhận biết. 

Cả cườm khô và cườm nước đều có có thể là biến chứng của các bệnh lý toàn thân như: Tiểu đường, cao huyết áp, béo phì…Hay biến chứng của một số bệnh lý ở mắt, chấn thương mắt. Người bệnh có tiền sử dùng corticoid, kháng sinh, chống viêm dài ngày.

Những người hút thuốc lá nhiều đều có nguy cơ cao mắc cườm nước và cườm khô.

Cách phân biệt bệnh cườm nước và cườm khô

Tuy đều là bệnh lý tác động trực tiếp đến mắt, gây rối loạn thị lực nhưng bản chất bệnh cườm nước và cườm khô hoàn toàn khác nhau. Sau đây là một số điểm đơn giản nhất để phân biệt 2 tình trạng bệnh này:

1. So sánh phân biệt triệu chứng bệnh

Các triệu chứng ban đầu của cườm khô và cườm nước đều khó nhận biết, ít có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh lý tiến triển nặng hơn gây suy giảm thị lực, xuất hiện nhiều triệu chứng hơn người bệnh mới phát hiện ra.

cườm nước và cườm khô đều gây suy giảm thị lực
Cườm khô hay cườm nước khi tiến triển nặng đều gây suy giảm thị lực
  • Ở cườm nước: Bệnh lý này có 2 loại cơ bản là cườm nước cấp tính và cườm nước mãn tính.
  • Ở cườm khô: Bệnh diễn biến theo từng giai đoạn từ đục nhẹ đến đục nặng.
Bệnh cườm nước Bệnh Bệnh cườm khô
Cấp tính: Tiến triển nhanh, mắt bị đau nhức, đau nửa đầu cùng bên với đau mắt. Khi nhìn bóng đèn thấy quầng sáng cầu vồng. Có thể đau đầu dữ dội kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn, lóa mắt, đỏ đỏ mắt, căng cứng ở mắt, cảm giác đồng tử bị giãn ra, đau như châm chích quanh mắt. Giai đoạn nhẹ: Bệnh chỉ được phát hiện bởi chuyên gia, biểu hiện rất nhẹ, mắt chỉ hơi mờ,ảnh hưởng đến một phần nhỏ trên thủy tinh thể.
Mãn tính: Giai đoạn nặng diễn biến thành mãn tính. Bệnh lý tiến triển chậm, giai đoạn đầu khó nhận biết. Mắt thường có cảm giác bị xốn, mỏi, đôi khi nhìn mờ. Khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, tầm nhìn xung quanh bị mờ đi. Đặc biệt ở trẻ em bị cườm nước thường rất sợ ánh sáng, chảy nước mắt không thể kiểm soát, thường xuyên nheo mắt, con ngươi nở to, tròn như mắt trâu. Nếu bị nặng có thể dẫn đến mù lòa. Giai đoạn nặng: Thị lực suy giảm nghiêm trọng, tầm nhìn kém, lóa mắt, chói mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.. Mắt có thể nhìn thấy ruồi bay, các chấm đen, nhìn màu sắc không chuẩn, gặp tình trạng song thị, thị lực không được cải thiện khi đeo kính.

2. So sánh phân biệt nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý cườm mắt như: Quá trình lão hóa tự nhiên, bẩm sinh, biến chứng của bệnh lý toàn thân khác như: tiểu đường, cao huyết áp, béo phì… hay biến chứng của các bệnh lý khác về mắt…

Bệnh cườm nước Bệnh Bệnh cườm khô
Vì một nguyên nhân nào đó khiến cho số lượng thủy dịch duy trì áp lực trong mắt tăng mạnh, hoặc thủy dịch bị tắc, không thể thoát ra ngoài gây lên tình trạng tăng nhãn áp. Bệnh lý này gây ra các tổn thương tới hệ thống dây thần kinh thị giác có nhiệm vụ dẫn tín hiệu từ võng mạc lên não. Bệnh lý thường gặp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Cấu trúc protein trong thủy tinh thể bị xáo trộn, thay đổi, co cụm lại thành từng đám nhỏ, không đảm bảo chức năng bình thường gây nên tình trạng vẩn đục. Thủy tinh thể lúc này sẽ không còn trong suốt như tấm gương nữa, cản trở đường truyền của ánh sáng, không hội tụ được về võng mạc khiến hình ảnh thu được bị mờ. 

3. So sánh cách điều trị

Đối với cườm nước: Mục tiêu điều trị bệnh lý cườm nước là giảm các áp lực cho mắt, giảm thiểu tình trạng suy giảm thị lực tiến triển nghiêm trọng hơn.

  • Giai đoạn nhẹ: Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc nhỏ mắt thông thường. Khi không còn hiệu quả sẽ điều trị nâng cao, kết hợp thêm một số loại thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc thuốc tiêm đặc dụng khác để giúp chất lỏng thoát ra từ mắt, làm giảm nhãn áp, ổn định chúng.
  • Giai đoạn nặng: Khi tình trạng cườm nước tiến triển nặng, không thể cải thiện bằng thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giúp giảm nhãn áp cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị bằng Laser mở kênh thoát dịch cho mắt được sử dụng nhiều trong điều trị cườm nước.
so sánh cách điều trị cườm nước và cườm khô
Cườm nước giai đoạn nhẹ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt

Đối với cườm khô: Phẫu thuật Phaco là phương pháp phổ biên nhất giúp điều trị dứt điểm bệnh lý, khôi phục thị lực cho bệnh nhân. Tuy nhiên tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bệnh nhân có thể được bác sĩ tư vấn những phương pháp điều trị khác nhau. 

  • Giai đoạn nhẹ: Bệnh nhân chưa phải phẫu thuật, bác sĩ khuyến khích sử dụng một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng mờ mắt, giảm tầm nhìn của bệnh nhân như: Đeo kính thuốc, ra ngoài đeo kính râm bảo vệ mắt, thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, dùng thuốc nhỏ mắt và thuốc bổ mắt để làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh…
  • Giai đoạn nặng: Mắt suy giảm thị lực nghiêm trọng, cản trở các hoạt động hàng ngày của người bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật Phaco- lấy thủy tinh thể tự nhiên bị đục ra ngoài, thay thủy tinh thể nhân tạo để hồi phục thị lực cho bệnh nhân.
so sánh cách điều trị cườm khô và cườm nước
Phẫu thuật Phaco để điều trị bệnh lý cườm khô ở giai đoạn nặng

4. So sánh khả năng hồi phục thị lực sau phẫu thuật

Đối với bệnh cườm nước, dù được phẫu thuật, điều trị nhưng những ảnh hưởng của bệnh lý này gây ra trước đó không thể phục hồi hoàn toàn. Việc điều trị chỉ nhằm điều hòa nhãn áp, làm chậm lại quá trình hoặc chấm dứt tình tình trạng thị lực bị suy giảm. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh lý để có cách điều trị phù hợp với từng giai đoạn.

Đối với bệnh cườm khô, đa số các bệnh nhân cườm khô sau phẫu thuật Phaco có thể phục hồi thị lực rất tốt. Tuy nhiên vẫn có khoảng 50% bệnh nhân đục thủy tinh thể bị biến chứng đục bao sau sau vài năm phẫu thuật.

Cườm nước và cườm khô, bệnh nào nguy hiểm hơn?

Dù là cườm nước hay cườm khô, khi mắc phải nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thị lực bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. 

Bệnh cườm nước Bệnh Bệnh cườm khô
Khó dự đoán khả năng ảnh hưởng đến mắt, 1 số loại cườm nước có thể tiến triển nhanh gây ra suy giảm thị lực nghiêm trọng kèm theo triệu chứng khác. Một số thể khác lại tiến triển từ từ qua từng năm không gây đau đớn, không ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Cườm nước thường bị ở cả 2 mắt, một bên mắt có thể diễn biến nặng hơn bên kia. Bệnh tác động ban đầu đến tầm nhìn ngoại vi, nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thị lực trung tâm gây ra mù lòa. Bệnh lý này thường tiến triển chậm, xảy ra âm thầm, không gây đau đớn. Mức độ đục thủy tinh thể tăng dần theo thời gian khiến thị lực bị suy giảm, lâu dần dẫn đến mù lòa vĩnh viễn khi thủy tinh thể bị đục hoàn toàn. Cườm khô có thể gặp ở 1 hoặc cả 2 mắt. Cũng có thể 2 mắt bị ở 2 thời điểm khác nhau, mức độ tiến triển của mỗi bên cũng không giống nhau.
cườm nước và cườm khô bệnh nào nguy hiểm hơn
Cườm nước hay cườm khô đều có thể gây ra mù lòa nếu không được điều trị kịp thời

Một số cách giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cườm khô và cườm nước

Căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh tìm thấy ở trên, chúng ta có thể phòng tránh bệnh lý cườm mắt bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

  • Bảo vệ sức khỏe đôi mắt: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn ánh sáng gây hại cho mắt. Không lạm dụng các thiết bị điện tử, để mắt có thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Khi làm việc trong môi trường đặc thù phải trang bị bảo hộ lao động, kính mắt bảo hộ đầy đủ.
  • Kiểm soát tốt bệnh lý toàn thân: Nếu mắc phải các bệnh lý như: Tiểu đường, cao huyết áp, béo phì… bạn cần điều trị dứt điểm hoặc có biện pháp kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý. Như vậy mới có thể hạn chế được những biến chứng cườm nước và cườm khô.
  • Khám mắt định kỳ: Bạn nên đi khám mắt định kỳ, ít nhất 6 tháng/ lần để bác sĩ theo dõi tình trạng mắt, phát hiện sớm bệnh lý để điều trị hiệu quả. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp về biện pháp chăm sóc cũng như bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
cách hạn chế cườm khô và cườm nước
Khám mắt định kỳ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cườm khô và cườm nước

Ngay từ bây giờ chúng ta nên quan tâm và bảo vệ đôi mắt khỏi những nguy cơ mắc bệnh cườm nước và cườm khô. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn phân biệt được 2 bệnh lý cũng như điều trị theo phương án hiệu quả nhất bảo vệ thị lực. Chia sẻ bài viết với người thân, bạn bè để có thêm những thông tin hữu ích nhé!

Bài viết hữu ích?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN