DỊCH VỤ

Danh mục gói dịch vụ

Phẫu thuật lác

10-02-2023
 

Bệnh lý

Khái niệm:
Lác, lé (Strabismus) là tình trạng hai mắt không thẳng hàng với nhau khi nhìn vào một vật thể, là sự không đồng đều của hai mắt để duy trì sự liên kết thích hợp và làm việc cùng nhau.
Mỗi mắt có 6 cơ bên ngoài điều khiển hoạt động của mắt, bao gồm 4 cơ thẳng: cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài và 2 cơ chéo: cơ chéo bé, cơ chéo lớn.

 

Mắt bình thường:
hai mắt nhìn vào một điểm, thì tất cả các cơ ở mỗi mắt phải hoạt động đồng thời và phối hợp nhịp nhàng với nhau

Mắt lác:
hai mắt không nhìn vào cùng một điểm do nhóm cơ phối hợp không nhịp nhàng, hai hình ảnh hai mắt được chuyển đến não bộ

- Ở trẻ em, não sẽ loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch hoặc hình ảnh mờ hơn, từ đó trẻ sẽ nhìn thấy hình ảnh của mắt nhìn thẳng hoặc mắt có hình ảnh rõ hơn
- Ở người lớn, não bộ không thể loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch nên người bệnh sẽ nhìn đôi

 

Phân loại:
- Bệnh lác mắt trong: mắt nhìn vào trong
- Bệnh lác mắt ngoài: mắt nhìn ra ngoài
- Bệnh lác mắt dọc: mắt nhìn lên trên hoặc xuống dưới
- Bệnh lác mắt luân phiên: lúc mắt này lác, lúc mắt kia lác

Lác trong (Esotropia)

Lác ngoài (Exotropia)

Lác trên (Hypertropia)

Lác dưới (Hypotropia)

 

Nguyên nhân:
Bệnh lác do tổn thương ở dây thần kinh thị giác, trung khu thần kinh thị giác hoặc tổn thương tại cơ vận nhãn:

- Nhược thị thực thể: đục thủy tinh thể...

- Tật khúc xạ: cận thị nặng, viễn thị không được điều trị.

- Liệt cơ vận nhãn

- Di truyền

- Tổn thương não, tổn thương các dây thần kinh vận nhãn: Khối u

- Bất thường về giải phẫu: Do cơ yếu hoặc bám bất thường so với vị trí giải phẫu, dị dạng hốc mắt

- Biến chứng của bệnh khác: Tiểu đường, chấn thương sọ não...

 

Nguy cơ:
Ở nước ta lác chiếm tỷ lệ khoảng 2-4% dân số, trong đó 70% kèm các tật khúc xạ gây nguy cơ nhược thị cao. Không chỉ ảnh hưởng lớn tới thẩm mĩ và các tác hại đến thị lực cũng như cuộc sống:

- Lác làm giảm thị lực (nhìn mờ), mắt càng bị lác lâu ngày càng giảm thị lực trầm trọng (nhược thị);
- Lác làm tổn hại thị giác hai mắt, nghĩa là giảm khả năng nhìn nổi, nhìn chiều sâu. Ở người lác, hai mắt thường không phối hợp được với nhau để cảm nhận một hình ảnh, vật thể một cách đầy đủ, tinh tế, được gọi là mất thị giác hai mắt;

- Lác làm giảm trường nhìn ở phía mắt lác (giảm thị trường);
- Lác ảnh hưởng tới tâm sinh lý, nhất là trẻ em gái và phụ nữ thường ngại giao tiếp, tâm lý tự ti, rụt rè ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, học tập và công tác;
- Ngoài ra lác còn gây ra nhiều tác hại, biến chứng khác như hạn chế liếc mắt (vận nhãn), rung giật nhãn cầu, lệch đầu vẹo cổ…

Giảm thị lực là triệu chứng điển hình của bệnh lác. Lác làm tổn hại thị giác hai mắt.

Lác làm giảm thị trường của mắt

Lác làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý, nhất là ở trẻ em.

Lác lâu ngày, nếu không được chữa trị sẽ gây ra các biến chứng ở mắt.

01Dấu hiệu nhận biết: Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu lác mắt và đưa bé đi khám sớm, chữa trị càng sớm thì bé càng có cơ hội khỏi bệnh. Chữa lác trước 3 tuổi, tỉ lệ thành công lên tới 92%, 6-8 tuổi là 62%. Nếu để lâu, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi kém.

 

- Bé hay nheo mắt khi nhìn hoặc phải liếc mắt nhìn những vật thể đặt ngay phía trước;
- Khi đứng đối diện và mắt nhìn vào bé, nếu thấy hai mắt bé có biểu hiện nhìn bạn không đối xứng thì rất có thể bé đã bị lác;
- Đưa cho bé một món đồ chơi bất kỳ mà bé thích, quan sát kỹ xem khi bé chăm chú nhìn món đồ chơi đó, mắt bé có bị lệch sang một bên hay không;
- Dùng tay che một bên mắt của bé lại rồi làm tương tự với bên còn lại, hãy quan sát xem khi bạn bỏ tay ra con ngươi của bé có di chuyển bình thường hay không;
- Đặt một vật cách bé khoảng 8m rồi hỏi xem bé có nhìn thấy hay không, nếu câu trả lời là không, bạn nên đưa con mình đến bệnh viện mắt để khám;
- Hướng dẫn và cho bé xếp thẳng hàng dọc hai chiếc bút chì, nếu việc này gây ra khó khăn cho bé thì mắt bé đang có vấn đề

 

02Phòng ngừa và điều trị:

- Có thể hạn chế và phòng ngừa tác hại của lác bằng cách khám mắt tổng quát ở các dấu mốc quan trọng và chữa càng sớm càng tốt
- Điều trị lác ở trẻ em cần tuân theo một quy trình khoa học với nhiều bước, gọi là phức hợp điều trị lác bao gồm:

+ Điều trị quang học (Đeo kính)
+ Điều trị nhược thị (Tập luyện mắt)
+ Điều trị chỉnh thị (Trước và sau phẫu thuật lác) và phẫu thuật lác

Cần phối hợp rất chặt chẽ giữa gia đình trẻ lác và bệnh viện trong các bước điều trị, nhất là trong quá trình tập nhược thị). Gia đình cũng cần kiên trì và tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ.

DỊCH VỤ

Phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định tùy theo tình trạng bệnh và độ tuổi. Bao gồm:
01Điều trị phẫu thuật (Phẫu thuật chỉnh trục nhãn cầu)

  • Phẫu thuật chỉnh trục nhãn cầu phù hợp với cả trẻ em và người lớn.
 

02Điều trị không phẫu thuật

  • Trường hợp lác mắt không liên tục và góc nhỏ, có thể cải thiện sự hợp quy mắt bằng liệu pháp thị lực (luyện mắt) mà không cần phải can thiệp bằng phẫu thuật
  • Bao gồm: đeo kính thị lực tăng tối đa, tập quy tụ, liếc sang chiều ngược chiều với mắt lác.

CHUYÊN GIA

BsCK1. Lưu Thị Thiều Hoa

Bác sĩ khám và phẫu thuật tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

Kinh nghiệm & thế mạnh chuyên môn:

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành nhãn khoa;
Khám và điều trị các bệnh lý nội khoa chuyên ngành nhãn khoa;
Phẫu thuật thành công gần 1.000 ca phẫu thuật thẩm mỹ mắt như lác, sụp mí...; bệnh lý lệ đạo.

 

Danh hiệu:

Bác sĩ Đa khoa Đại học Y Hà Nội;
Bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành nhãn khoa Đại học Y Hà Nội;

Đào tạo:

  • Chứng nhận đào tạo chuyên ngành Phẫu thuật mộng ghép kết mạc rìa tự thân Bệnh viện Mắt TW;
  • Chứng chỉ Khúc Xạ - Mài lắp kính Đại học Y Hà Nội & Viện thị giác Brien Holden (Australia);
  • Chứng chỉ Thẩm mỹ mắt tại Bệnh viện Mắt Trung Ương
  • Chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh do Bệnh viện Mắt Trung Ương cấp
 
 
 

CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG

Bài viết hữu ích?

Chương trình ưu đãi đang có:

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY

HOẶC GỌI VỀ 1900 277227

DỊCH VỤ KHÁC